|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Công ty con của Phát Đạt đề xuất làm khu công nghiệp đô thị 805 ha ở Dung Quất

12:51 | 14/06/2023
Chia sẻ
Chiến lược phát triển thêm mảng bất động sản công nghiệp được Phát Đạt tiến hành từ năm 2020 và công bố vào năm 2021 với dự án đầu tiên là Khu dịch vụ Kho bãi logistic 24 ha gần cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa nhận được công văn của CTCP Đầu tư và Phát triển Khu Công nghiệp Phát Đạt (PDI) về việc đề xuất đầu tư xây dựng Khu công nghiệp đô thị dịch vụ Phát Đạt – Dung Quất tại khu vực 2 (495 ha) và khu vực 4 (310 ha) thuộc phân khu Bình Thanh, Khu kinh tế Dung Quất.

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển các văn bản đề nghị của doanh nghiệp đến Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi để xem xét và tham mưu cho UBND tỉnh.

CTCP Đầu tư và Phát triển Khu Công nghiệp Phát Đạt là công ty con do CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) thành lập vào năm 2020 nhằm đầu tư và phát triển lĩnh vực khu công nghiệp đô thị.

Theo giới thiệu của Phát Đạt, trong tổng quỹ đất hơn 7.400 ha của doanh nghiệp, quỹ đất khu công nghiệp chiếm trên 3.100 ha. Hiện Phát Đạt đang trực tiếp triển khai dự án Kho bãi tổng hợp, dịch vụ hậu cần cảng và dịch vụ logistcs tại khu vực Cảng Cái Mép quy mô 24 ha (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), tổng mức đầu tư dự kiến 1.136 tỷ đồng, đã được xúc tiến từ tháng 10/2020 và Khu công nghiệp đô thị Dịch vụ Phát Đạt – Dung Quất quy mô 59,16 ha (Quảng Ngãi).

Còn quỹ đất khu công nghiệp được PDI triển khai gồm 3 dự án Khu công nghiệp Cao Lãnh I-II-III ở Đồng Tháp có tổng quy mô gần 3.000 ha và Khu công nghiệp đô thị Dịch vụ Phát Đạt – Dung Quất. Dự án được UBND tỉnh Quảng Ngãi chính thức chấp thuận chủ trương vào ngày 22/4/2021 trên tổng diện tích 1.152 ha, nằm trên đường Võ Văn Kiệt - trục đường chính của KKT Dung Quất. Trong đó, 838 ha dành cho phát triển cho hạ tầng khu công nghiệp và 314 ha cho dịch vụ đô thị.

Kế đó đến giữa tháng 2/2022, PDI được UBND tỉnh Đồng Tháp chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư ba khu công nghiệp có tổng quy mô gần 2.000 ha tại huyện Cao Lãnh với lộ trình đến năm 2030.

 

Nguyên Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.