|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Công ty chứng khoán liên quan em gái ông Trịnh Văn Quyết đổ tiền tự doanh loạt cổ phiếu 'họ FLC', có mã lãi gấp đôi chưa bán

12:11 | 28/03/2022
Chia sẻ
Theo ghi nhận, Chứng khoán BOS (Mã: ART) đang có danh mục tự doanh gồm nhiều mã nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn FLC, nơi ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT.

Sáng nay, cổ phiếu đầu cơ họ FLC là tâm điểm gây chú ý trên thị trường khi đồng loạt bị bán mạnh, giảm sàn với lượng dư bán lớn. Điển hình như ROS dư bán giá sàn hơn 58 triệu cổ phiếu, FLC dư bán sàn hơn 64 triệu đơn vị, các mã KLF, HAI, AMD cũng trong trạng thái tương tự. Khối lượng cổ phiếu chất bán giá sàn lên tới hàng chục triệu đơn vị là dấu hiệu cho thấy sự hoảng loạn của đám đông.

Theo ghi nhận, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS (Mã: ART) đang có danh mục tự doanh gồm nhiều mã nằm trong hệ sinh thái FLC nơi ông Trịnh Văn Quyết giữ vai trò chủ tịch. Bên cạnh đó, bà Trịnh Thị Thúy Nga, em gái của ông Quyết đang là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc của Chứng khoán BOS.

Tính đến hết quý IV/2021, danh mục tự doanh của Chứng khoán BOS tập trung vào các mã FLC, HAI, KLF, GAB. Trong số này, GAB là khoản đầu tư có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục cổ phiếu niêm yết với giá mua gần 75 tỷ trong khi giá thị trường đã gần 134 tỷ đồng, tương  ứng mức lãi gần gấp đôi.

Với diễn biến khởi sắc của cổ phiếu FLC trong quý cuối năm, khoản đầu tư vào mã này đã ghi nhận giá trị tăng gần 2 tỷ đồng so với giá gốc. Trong khi HAI và KLF vẫn ghi nhận lỗ tính đến hết quý IV/2021.

Ngoài ra, Chứng khoán BOS còn nắm giữ cổ phiếu chưa niêm yết của Công ty Cổ phần Quản lý vốn & Tài sản FLC Holding (FCA) và Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất Động Sản FLCHomes (FHH) với giá trị lần lượt là gần 137 tỷ và 73 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2021, dư nợ của hoạt động cho vay ký quỹ (cho vay margin) đạt hơn 170 tỷ đồng, tăng 20% so với thời điểm đầu năm. Cho vay ứng trước tiền bán cũng tăng 75% lên 10,8 tỷ đồng.

 Danh mục tự doanh của Chứng khoán BOS tính đến hết quý IV/2021. (Nguồn: Chứng khoán BOS).

Thu Thảo

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.