|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm ngày 10/3: TNG, MSR, D2D

21:46 | 09/03/2020
Chia sẻ
Nhận định kĩ thuật về một số cổ phiếu tâm điểm được các công ty chứng khoán đưa ra gồm TNG, MSR, D2D.

MSR - Tích lũy 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Điểm nhấn thuật: 

- Xu hướng hiện tại: Tích lũy 

- Chỉ báo xu hướng MACD: Hội tụ. 

- Chỉ báo RSI: vùng trung lập, tích lũy. 

Phân tích:

MSR vẫn đang duy trì nhịp tích lũy bất chấp nhịp giảm điểm mạnh trên thị trường trong phiên hôm nay. Thanh khoản cổ phiếu cũng đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, cho thấy động lực tăng đang hình thành. 

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều duy trì xu hướng tích lũy. Đường giá cổ phiếu đã vượt lên dải Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đang hình thành. 

Như vậy, cổ phiếu đang duy trì xu hướng tích lũy trong ngắn hạn trước khi tạo đà tăng giá trung hạn. MSR nhiều khả năng duy trì xu hướng vận động tích lũy trong vùng giá 14 - 17 trong giai đoạn tới.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 10/3: TNG, MSR, D2D - Ảnh 1.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu MSR

TNG - Tiếp tục giảm giá

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Điểm nhấn kĩ thuật: 

- Xu hướng giảm trước đó vẫn được duy trì 

- Tâm lo sợ khi dịch bệnh nCov diễn biến phức tạp 

- Vùng hỗ trợ mạnh 13,5 - 14 bị phá vỡ hình thành kháng cự mạnh trong ngắn hạn. 

- Các yếu tố: chỉ báo MACD-Histogram, MACD, RSI(15) đồng thuận ủng hộ xu hướng giảm tiếp diễn

Phân tích:

Vùng hỗ trợ mạnh 13,5 đến 14 được hình thành trong 4 tháng (tính từ 15/11/2019 đến nay) đã bị phá vỡ và trở thành vùng kháng cự mạnh trong ngắn hạn. Hai phiên 31/01 và 13/02/2020 cho thấy nỗ lực bứt phá trên nền hỗ trợ mạnh bị thất bại khi không thu hút được dòng tiền trở lại cổ phiếu. 

Phiên 9/3, một nến Bearish Marubozu xuất hiện với giá đóng cửa giảm 9,4% kèm với đó là thanh khoản gấp hai lần trung bình 20 phiên đã mở ra một nhịp giảm điểm mới trong ngắn hạn. 

Giá hiện nằm dưới MA 20 , 60 và 120. Các chỉ báo MACD cho tín hiệu tiêu cự khi đang ở dưới mước 0 và nằm dưới đường Signal Histogram hội tụ âm đang có xu hướng mở rộng 

Chỉ số RSI quay đầu Test lại vùng quá bán. Tất cả các tín hiệu trên cho thấy TNG tiếp tục quá trình giảm điểm, Vùng mục tiêu được xác định dựa trên Fibonanci thoái lui 78,6%( tính cho chu bắt đầu từ tháng 7/2018).

Cổ phiếu tâm điểm ngày 10/3: TNG, MSR, D2D - Ảnh 2.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu TNG

D2D - Xu hướng giảm giá tiếp diễn trong bối cảnh dịch nCov diễn biến phức tạp

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Điểm nhấn kĩ thuật: 

- Xu hướng giảm trước đó vẫn được duy trì 

- Tâm lo sợ khi dịch bệnh nCov diễn biến phức tạp 

- Giá cổ phiếu biến động mạnh trong hơn một tháng 

- Vùng nền giá 60,5 bị phá vỡ hình thành kháng cự mạnh trong ngắn hạn. 

- Các yếu tố: chỉ báo MACD-Histogram, MACD, RSI(15) đồng thuận ủng hộ xu hướng giảm tiếp diễn

Phân tích:

Trong một tháng tính từ 20/1 đến 20/2/2020, cổ phiếu D2D có diễn biến nhanh khi giảm mạnh từ vùng giá 62,5 xuống 43,56 và bật ngược trở lại 65,3. Khối lượng được duy trì ở mức thấp cho thấy sự lỏng lẻo trong giai đoạn biến động.

Điều này tiềm ẩn một rủi ro giai đoạn hồi phục sẽ không khéo dài. Hai tuần gần đây chứng kiến việc hình thành nền giá 60,5 với thanh khoản được duy trì ở mức cao hơn so với 3 tuần hồi phục mạnh đầu tháng 2. 

Đóng cửa phiên 9/3/2020, giá giảm 6,9% đã đánh mất vùng nền giá 60,5 biến nó trở thành vùng kháng cự mạnh trong ngắn hạn. Gía hiện nằm dưới MA 20 , 60 và 120. Các chỉ báo MACD cho tín hiệu tiêu cự khi đang ở dưới mước 0 và có dấu hiệu cắt đường Signal từ trên xuống. 

Histogram hội tụ về 0. Chỉ số RSI quay đầu khi tiếp cận vùng sức mạnh 58-70. Tất cả các tín hiệu trên cho thấy D2D tiếp tục quá trình giảm điểm, kịch bản được vọng một vùng sideway quanh biên độ 50 - 60 được hình thành. 

Cổ phiếu tâm điểm ngày 10/3: TNG, MSR, D2D - Ảnh 3.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu D2D

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ánh Hường

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.