|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 6/5: VCB, GMD, HAH

18:18 | 05/05/2022
Chia sẻ
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: VCB (Vietcombank), GMD (Gemadept), HAH (Vận tải và Xếp dỡ Hải An).

GMD - Đồ thị giá tiến về đỉnh cũ

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) 

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Kháng cự ngắn hạn: 60,7

- Hỗ trợ ngắn hạn: 49,12

- Xu hướng ngắn hạn: Tăng

- Kháng cự trung hạn: 61,4

- Hỗ trợ trung hạn: 48,13

- Xu hướng trung hạn: Tăng

Phân tích:

Stock Rating của GMD ở mức 89 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của GMD đóng cửa phiên 4/5 tăng 4% với khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với phiên trước đó và đồ thị giá cũng vượt lên trên đường trung bình 20 phiên.

Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng lên mức 17,35% nếu sức mạnh giá trên mức 80 điểm.

Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu GMD. (Nguồn: TradingView).

HAH - Hạn chế mua mới ở mức giá hiện tại

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Stock Rating của HAH ở mức 99 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của HAH đóng cửa tăng 6,3% với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá cũng đã xác lập mức cao nhất 52 tuần và đồ thị giá đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực.

Tuy nhiên, sức mạnh giá của HAH ở mức 98 điểm cho thấy dư địa tăng giá không còn nhiều. Hệ thống chỉ báo xu hướng của FSC đã khuyến nghị mua vào phiên 29/4 với lợi nhuận tạm tính là 13,69% cho nên chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn hạn chế mua mới ở mức giá hiện tại và ưu tiên nắm giữ cổ phiếu HAH. 

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu HAH. (Nguồn: TradingView).

VCB - Tích cực

 (Ảnh: Thu Thảo).

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Theo báo cáo cập nhật của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, đơn vị này dự báo lợi nhuận của Vietcombank (VCB) sẽ vượt kế hoạch năm 2022 nhờ vào kết quả kinh doanh khả quan trong quý I/2022, tiềm năng từ tốc độ tăng trưởng tín dụng trong tương lai, và khoản thu nhập phí từ bancassurance.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cao nhất ngành, đạt 424%, cho thấy chính sách thận trọng của VCB trong quản lý tài sản. Tỷ lệ LLR cao giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong việc giảm dự phòng và thúc đẩy lợi nhuận, nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến chất lượng tài sản. FSC có góc nhìn tích cực đối với việc nhận chuyển giao.

Tương tự như MBB, VCB sẽ được hưởng lợi từ việc nhận chuyển giao, nhưng lại không cần phải hợp nhất báo cáo tài chính. Vì thế, việc nhận chuyển giao sẽ không làm ảnh hưởng đến các tỷ lệ của VCB như NPL, CAR, và LDR. Vì vậy, việc nhận chuyển giao bắt buộc mang tính tích cực nhiều hơn tiêu cực, với giả định giai đoạn tái cơ cấu diễn ra hiệu quả dưới sự quản lý của VCB.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.