|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 16/5: VPB, VNM, DCM

10:51 | 15/05/2022
Chia sẻ
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: VPB (VPBank), VNM (Vinamilk), DCM (Phân bón Dầu khí Cà Mau).

VPB - Kỳ vọng nới room tín dụng mở ra triển vọng sáng cho ngân hàng mẹ

 

Một chi nhánh VPBank tại Hà Nội. (Ảnh: Thu Thảo).

 

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Phân tích:

Trong báo cáo cập nhật mới đây của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý I/2022 của VPB đạt 11.146 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ phí gia hạn hợp đồng bảo hiểm đạt 5.500 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng lãi trước thuế.

VCBS cho rằng triển vọng cho ngân hàng mẹ đến từ kỳ vọng nới room tín dụng ở mức cao so với thị trường, khoảng 23%. Do thu từ khoản bán vốn từ FE Credit trị giá gần 24 nghìn tỷ đồng năm 2021, vốn chủ sở hữu của VPB hợp nhất đang ở Top cao của thị trường, tạo điều kiện để được nới room tín dụng cao.

Tập khách hàng cho vay của VPB chủ yếu là khách hàng cá nhân Lower Mass chịu rủi ro cao do ảnh hưởng của dịch bệnh, do đó là đối tượng ưu tiên được hỗ trợ phục hồi giai đoạn hậu dịch bệnh.

Bên cạnh đó, VPB đang triển khai phân phối 2 hợp đồng bảo hiểm song song: bảo hiểm nhân thọ với AIA và bảo hiểm phi nhân thọ với OPES. VCBS kỳ vọng thu nhập từ bảo hiểm của VPB có triển vọng tốt từ năm 2022.

VNM - Kế hoạch tăng trưởng một chữ số trong năm 2022

 Sản phẩm sữa của Vinamilk được bày bán ở siêu thị. (Ảnh chụp màn hình).

CTCP Chứng khoản Bản Việt (VCSC)

Phân tích:

Ban lãnh đạo Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu ròng đạt 64,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2021 và lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 9,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,7%, lần lượt tương ứng 98% và 89% dự báo của công ty chứng khoán.

Kế hoạch này tương ứng biên lợi nhuận ròng sẽ giảm từ 17,3% vào năm 2021 còn 15,2% vào năm 2022 so với dự báo năm 2022 của VCSC là 16,8%.

Nhóm phân tích tin rằng kế hoạch này là hợp lý do lạm phát chi phí nguyên liệu đối với VNM vào năm 2022 cao hơn so với năm 2021, VDSC cho rằng công ty sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển toàn bộ mức tăng của chi phí sang người tiêu dùng. Mặt khác hoạt động tiêu thụ sữa trong nước chưa có dấu hiệu tăng trưởng mạnh rõ ràng. Ngoài ra, công ty đặt mục tiêu thị phần về giá trị đạt 56% (tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

DCM - Giá và sản lượng urê tăng mạnh trong quý I

CTCP Chứng khoản Bản Việt (VCSC)

Phân tích:

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2022 với doanh thu đạt 4,1 nghìn tỷ đồng, tăng 117,6% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10 lần so với cùng kỳ, chủ yếu do giá urê tăng 121,2% và sản lượng bán urê tăng 11%.

So với quý 4/2021, lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng 38,1% trong quý I/2022 do giá và sản lượng bán urê lần lượt tăng 14,3% và 34,2%. VCSC lưu ý rằng DCM đã phân bổ 178 tỷ đồng chi phí cho quỹ khoa học của công ty trong quý I/2022.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý I/2022 hoàn thành lần lượt 33,8% và 72,1% dự báo cả năm của DCM, vượt kỳ vọng của công ty chứng khoán.

Như đã nêu trong Báo cáo cập nhật ngành năng lượng ngày 8/4 vừa qua, VCSC kỳ vọng giá khí quốc tế sẽ duy trì ở mức cao cho đến năm 2023, điều này sẽ làm giảm nguồn cung urê toàn cầu và tiếp tục hỗ trợ giá urê toàn cầu. Do đó, nhóm phân tích nhận thấy khả năng tăng dự báo lợi nhuận ròng, dù cần thêm đánh giá chi tiết. 

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.