Theo AI Investor, trong bối cảnh hiện tại thật khó để tránh một thất bại cho danh mục đầu tư có hiện diện cổ phiếu ngân hàng trong năm 2022 nếu không có một sự trở lại thực sự khởi sắc của cổ phiếu ngành này trong quý IV. Bởi thường đã có ngân hàng trong danh mục thì đó không phải là 20% mà sẽ là vị thế trên 30% của không ít những nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp.
Hầu hết cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tuần qua, ghi nhận tuần thứ 3 liên tiếp diễn biến tiêu cực của nhóm này. Thanh khoản cải thiện so với tuần trước đó, song vẫn ở mức thấp so với giai đoạn trước đây.
Dòng tiền vẫn rời khỏi cổ phiếu ngân hàng khi không có mã nào khớp lệnh trên 10 triệu đơn vị, theo đó thanh khoản toàn ngành chỉ đạt hơn 1.100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng mạnh tay xả nhóm này với quy mô hơn 92 tỷ đồng.
Mặc dù thị trường có pha lội ngược dòng ngoạn mục, cổ phiếu ngân hàng vẫn giao dịch phân hoá với biên độ không quá lớn. Tính chung toàn ngành, nhóm này vẫn giảm nhẹ và lấy đi 0,02 điểm phần trăm của VN-Index.
Thanh khoản ngành ngân hàng gần như mất hút khi chỉ ghi nhận gần 940 tỷ đồng được giao dịch qua kênh khớp lệnh, mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Duy nhất cổ phiếu VPB duy trì giao dịch trên 12,5 triệu đơn vị trong khi các mã còn lại đều ghi nhận khối lượng dưới 5 triệu đơn vị.
Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn khi chạm vùng quá bán và hỗ trợ đã quay đầu tăng điểm, ví dụ như LPB (3,3%), SHB (3,1%), BID (2,8%), STB (2,5%), CTG (2%), MBB (1,7%), TPB (1,6%), MSB (1,4%)...
Hầu hết các cổ phiếu ngân hàng vốn hoá lớn chịu áp lực xả mạnh trong phiên, điển hình như SHB (5,1%), TPB (4,9%), STB (3,8%), MBB (3,7%), BID (3,7%), VIB (3,1%)... và lấy đi 0,7 điểm phần trăm của VN-Index.
Tuần qua có gần 357 triệu cổ phiếu được giao dịch giữa các nhà đầu tư, giảm 32% so với tuần trước đó. Khối ngoại tiếp tục bán ròng, nâng tổng giá trị bán ròng trong 2 tuần trở lại đây lên gần 500 tỷ đồng.
Từ vai trò lực đỡ, cổ phiếu vua gặp áp lực điều chỉnh mạnh mẽ về cuối phiên do hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF, từ đó quay đầu trở thành nhóm ảnh hưởng tiêu cực thứ hai lên chỉ số, chỉ sau nhóm bất động sản.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hoá với thanh khoản cạn kiệt. Chiều tăng chỉ ghi nhận một số mã nổi trội như EIB, VCB trong khi phần lớn cổ phiếu vốn hoá lớn có biên độ giảm dưới 2%.
Chuyên gia chứng khoán cho rằng vùng giá hiện nay vẫn tương đối hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn và ưa chuộng cổ phiều ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt với triển vọng tăng trưởng bền vững.
Trước thông tin NHNN chấp thuận tăng vốn, cổ phiếu EIB tăng kịch trần lên 33.050 đồng/cp, theo đó trở thành mã ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index. Ngoài ra, thanh khoản của mã này đạt gần 2,7 triệu đơn vị, gấp 6 lần mức trung bình 10 phiên gần nhất.
Cổ phiếu CTG dẫn đầu chiều tăng giá phiên thứ hai liên tiếp khi tăng 1,7% lên 27.500 đồng/cp và là mã ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số. Tuy nhiên, lực cầu tại mã này rất thấp, chỉ hơn 2,4 triệu đơn vị khớp lệnh.
Các chuyên gia cho rằng hạn mức tín dụng được cấp thêm chưa đáp ứng được kỳ vọng chung của thị trường và sẽ tác động đến tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng.
Các bluechip ngân hàng đồng loạt bị xả mạnh về cuối phiên và chuyển màu từ xanh sang đỏ như STB (tỷ lệ giảm 2,7%), MSB (1,9%), VIB (1,1%), ACB (1%), HDB (0,6%), MBB (0,4%), TCB (0,4%), BID (0,3%), SHB (0,3%), VPB (0,2%) và TPB (0,2%).