|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Góc nhìn chuyên gia: Điều gì đang diễn ra với cổ phiếu ngân hàng?

11:19 | 26/09/2022
Chia sẻ
Theo AI Investor, trong bối cảnh hiện tại thật khó để tránh một thất bại cho danh mục đầu tư có hiện diện cổ phiếu ngân hàng trong năm 2022 nếu không có một sự trở lại thực sự khởi sắc của cổ phiếu ngành này trong quý IV. Bởi thường đã có ngân hàng trong danh mục thì đó không phải là 20% mà sẽ là vị thế trên 30% của không ít những nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp.

Ngay cả hiện tại hay phía trước họ là một cuộc khủng hoảng hay suy thoái, vẫn là ngành ngân hàng trụ cột và mỏ neo của danh mục đầu tư. Và đương nhiên câu chuyện không chỉ là định giá, cho dù đây là luận điểm đầu tư dễ thấy nhất vào lúc này. Định giá sẽ là cái bẫy nếu chúng ta biến nó trở thành một chất gây nghiện.

P/E trượt 12 tháng cho thấy định giá nhóm ngân hàng đang khá hấp dẫn so với thị trường chung. (Nguồn: ART Investor).

Thay vào đó, AI cho rằng ngành ngân hàng vẫn được đại bộ phận nhà đầu tư tin tưởng gửi gắm nằm ở sức chống chịu trước khó khăn đã và đang diễn ra, qua đó tạo nên bức tranh kinh doanh hầu hết vượt kỳ vọng thị trường.

Cụ thể trong quý I/2022 tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành là trên tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, đạt xấp xỉ 100.000 tỷ đồng chiếm hơn 40% quy mô lợi nhuận toàn thị trường. Ở bức tranh rộng hơn cho dài hạn thì rõ ràng với một nền kinh tế năng động, tăng trưởng vượt trội như Việt Nam không có lý do gì để ngành ngân hàng tạm ngưng triển vọng sáng lạn.

Vậy chuyện gì đang xảy ra với ngành ngân hàng của chúng ta?

Đó là chuỗi tháng ngày dài tín dụng cấp mới không có dai dẳng trong tháng 7, 8 nhưng đâu đến mức tệ khi 16/9, chúng ta vẫn có tăng trưởng tín dụng đạt 10,5% so với đầu năm và tăng 17,2% so với cùng kỳ cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ (13% so với cùng kỳ năm trước). Theo có câu chuyện về lượng của tín dụng là những lát cắt đan xen mà tỉ mỉ ra thì tích cực hơn nhiều tiêu cực.

Ngay cả khi thị trường kỳ vọng sau khi thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hạn vào cuối tháng 6 thì một số nhà băng sẽ phát sinh nợ xấu tăng mạnh kéo theo chi phí trích lập dự phòng (Credit cost) gia tăng. Xong thực tế đã không diễn ra tiêu cực như những dự phóng trước đó. Và ngay cả khi phát sinh một số quan ngại về thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng không/chưa hề khiến bức tranh chất lượng tín dụng toàn ngành suy giảm.

Vậy rốt cục chuyện gì đang thực sự xảy ra?

Vấn đề không hẳn mới mà vốn dĩ đã âm ỉ từ đầu năm, nằm ở thanh khoản hệ thống ngân hàng. Tín dụng vẫn tăng trưởng tốt nhưng đổi lại Cung Tiền (M2) không đi cùng tương ứng - theo AI tăng trưởng M2 tới hết tháng 9 chưa đạt nổi 5,5%. Điều này đẩy sức ép tới nhiều nhà băng trong áp lực cân đối các tỷ lệ thanh khoản quản lý (đơn giản như LDR), từ đó bắt buộc phải có động thái kích thích huy động tiền gửi.

Mới đây nhất, với cú bồi vừa qua trên danh nghĩa khi NHNN chính thức tăng lãi suất điều hành càng thúc đẩy lo lắng triển vọng ngành ngân hàng khi chi phí vốn gia tăng và gia tăng mạnh.

Và đây mới là chủ đề chính của trao đổi của tuần này - CHI PHÍ VỐN NGÀNH NGÂN HÀNG.

AI cũng cho rằng đây là bài tập phải làm với các bạn đồng nghiệp khi có những cập nhật mới cho dự phóng kết quả kinh doanh ngành ngân hàng trong năm 2023.

Về diễn biến chi phí vốn, tạm biệt COVID-19 là tạm biệt lượng lớn nguồn tiền nhàn rỗi, theo đó ngay từ đầu năm 2022 (Quý I) chúng ta đã chứng kiến không ít các tín hiệu rục rịch tăng lãi suất huy động trở lại của một số nhà băng.

Bước sang quý II, xu hướng tổng thể diễn ra trên diện rộng dù có ít nhiều phân hóa ở tốc độ gia tăng. Để cặn kẽ cho từng nhà băng, thì đòi hỏi chúng ta sẽ đi sâu vào cấu trúc vốn của mỗi nhà.

Ví dụ như đề bài của kỳ thi CFA năm nay là TCB, một trong những vấn đề các đội chơi phải giải đó là "quy mô vốn hợp danh từ thị trường quốc tế hơn 2 tỷ USD - "International Loans" sẽ khiến chi phí vốn của TCB tăng thêm bao nhiêu điểm cơ bản trước áp lực tăng lãi suất của Fed vẫn còn ở phía trước"?

Chúng ta sẽ phải khẳng định chi phí vốn tăng đều sẽ trở thành biến số tiêu cực với tất cả các ngành nghề, doanh nghiệp bất kể lớn hay nhỏ. Mặc dù có một số ngoại lệ, xong ở đây chúng ta sẽ miễn lạm bàn.

Quay lại với ngành ngân hàng điều này hoàn toàn không phải ngoại lệ, hiện ngành ngân hàng Việt Nam có thu nhập từ lãi (NII) chiếm ~75% tổng thu nhập (TOI) thì mức độ tác động sẽ càng rõ ràng & đáng bàn hơn.

Tuy nhiên, chi phí vốn của ngành ngân hàng sẽ được gián tiếp quan tâm khi đo lường các mức độ tác động tới NIM. Hay trực tiếp với câu hỏi, Chi phí vốn (CoF) tăng có ảnh hưởng như thế nào tới NIM?

Đầu tiên phải khẳng định CoF là biến số tác động ngược chiều tới diễn biến của NIM. Tuy nhiên, CoF có tăng cũng chưa chắc chắn hoàn toàn khiến NIM giảm. Từ cấu trúc nguồn vốn tới cấu trúc các tài sản sinh lãi (IEA) sẽ quyết định chính xu hướng của NIM thay vì chỉ riêng biến số CoF.

Ở đây nhờ cấu trúc nguồn vốn có tỷ trọng vốn tự có cao (chi phí 0đ), sẽ bình quân xuống/hạ nhiệt chi phí vốn ở xu hướng tăng. Quyền lực hơn sẽ ở cấu trúc tài sản sinh lãi, là cách các nhà quản lý, chiến lược gia ngân hàng đưa các phương án nhằm tối ưu khả năng sinh lãi dựa trên sức mạnh nguồn lực vốn.

Dễ thấy ngay là việc đẩy mạnh danh mục cho vay bán lẻ (Retail loans) có lãi suất cho vay bình quân cao hơn. Và đương nhiên câu chuyện "nước nổi bèo nổi", quay lại câu chuyện chi phí vốn thấp ở 2020 - 2021 đi cùng các chỉ đạo của cơ quan điều hành giảm lãi suất cho vay thì các ngân hàng vẫn có những lợi thế nhất định đó là tốc độ giảm lãi cho vay là thấp hơn đà cải thiện ở chi phí vốn.

Theo AI ước lượng, trong nửa đầu năm 2022 song song với việc áp lực chi phí vốn gia tăng thì các ngân hàng cũng đã chủ động tăng lãi suất cho vay cũng như không ngừng cải thiện tỷ suất IEA (Asset yield) của mình.

Biểu đồ chi phí vốn vàc tỷ suất sinh lời của các ngân hàng. Nguồn: Artinvestor tổng hợp.

Trong phạm vi một vấn đề dù là tiêu cực nếu áp lực của mình bị tăng ít hơn so với mặt bằng chung thì đó hẳn không phải là gì quá tiêu cực. Xu hướng tới đây của CoF trong bức tranh chung ngành ngân hàng sẽ ra sao?

Đâu là nhà băng dù chịu áp lực lãi huy động tăng nhưng vẫn đảm bảo được NIM hiện tại hay tích cực hơn còn cải thiện được NIM bất chấp xu hướng chung của toàn ngành là suy giảm?

Về xu hướng CoF sẽ là chắc chắn còn gia tăng chỉ là đáp số cần tỉ mỉ hơn, ngân hàng nào sẽ sớm quay trở lại vùng trước dịch, ngân hàng nào vô tư với việc tăng thêm 50-80 điểm trong 12 - 24 tháng tới. Và như nói ở trên, sức mạnh & quyền lực hơn sẽ nằm ở cấu trúc vốn & cấu trúc tài sản sinh lời, những ngân hàng năng động không hề có sự bị động.

AI cho rằng sức ép dù là tiêu cực hay tích cực đến với cổ phiếu không chỉ đơn thuần đến từ góc độ nội tại của ngành/doanh nghiệp, mà còn đến từ nhiều chiều các yếu tố khách quan.

Trong đó bao gồm: (1) Mức độ hiểu biết thực sự của những bên tham thị trường; (2) Biến động tâm lý thao túng mọi hành vi, hệ lụy kéo theo là loạt biến động Domino trong vòng xoáy luẩn quẩn; (3) Từ (1) và (2) đủ để tạo nên chuỗi ngày dài bi đát, làm dập nát không ít những món quà.

Nathan Vu,

Founder Artinvestor