|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường, BID tăng 7 phiên liên tiếp

17:38 | 29/06/2022
Chia sẻ
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu BID tăng 3,7% lên 34.900 đồng/cp cùng khối lượng 2,3 triệu đơn vị. Đây là mã hồi phục mạnh nhất trong nhóm ngân hàng thời gian qua và ghi nhận chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp với lực cầu tích cực.

Sau hai phiên tăng mạnh, thị trường chứng khoán hôm nay trải qua nhịp điều chỉnh và giao dịch phần lớn thời gian trong vùng giá đỏ. Tuy nhiên, lực cầu đẩy mạnh về cuối phiên giúp VN-Index và cả VN30-Index hồi phục về sát mốc tham chiếu. 

Một lần nữa bộ ba "bank - chứng - thép" khẳng định vai trò dẫn dắt và là "công thần" giúp thị trường có pha đảo chiều cuối phiên. Riêng về nhóm cổ phiếu vua, mặc dù chịu áp lực điều chỉnh ngay khi mở cửa, các mã nhóm này đã lấy lại sắc xanh với biên độ đáng kể.

Đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu BID khi tăng 3,7% lên 34.900 đồng/cp cùng khối lượng 2,3 triệu đơn vị. Theo quan sát, đây là mã hồi phục mạnh nhất trong nhóm ngân hàng và ghi nhận chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp với lực cầu tích cực. 

Bên cạnh đó, trên sàn HOSE chỉ còn một số mã tăng dưới 1,5% như VIB, OCB, LPB, CTG, HDB, SSB, MSB, STB và TCB. 5 cổ phiếu đứng giá tham chiếu trong phiên hôm nay là VAB, SGB, MBB, VPB và BVB. 

Sau khi gần chạm giá trần trong phiên hôm qua, cổ phiếu EIB đảo chiều giảm mạnh nhất dòng ngân hàng khi bay 4,6% giá trị xuống còn 32.000 đồng/cp. 

Dòng tiền vẫn tiếp tục xu hướng đổ về nhóm ngân hàng nhưng chưa thực sự nổi trội, chỉ đạt khoảng 2.000 tỷ đồng qua hai kênh khớp lệnh và thoả thuận. Trong đó, khối ngoại tiếp tục giải ngân mạnh tay vào nhóm này với quy mô mua ròng đạt 103 tỷ đồng.

Dòng tiền tiếp tục hướng đến các cổ phiếu quen thuộc như CTG (42 tỷ đồng), BID (36,5 tỷ đồng), STB (35,5 tỷ đồng), HDB (16 tỷ đồng)... nhưng lại gia tăng áp lực xả lên cổ phiếu VCB với giá trị 27 tỷ đồng.

 

Bảo Ngọc

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.