|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng hồi phục, VIB tiếp tục giảm sàn

17:08 | 14/06/2022
Chia sẻ
Cổ phiếu VIB có phiên giảm sàn thứ hai liên tiếp và đóng cửa tại 22.600 đồng/cp. Lực bán hoàn toàn thắng thế khiến khối lượng giao dịch của mã này tiếp tục dâng cao, đạt 2,2 triệu đơn vị khớp lệnh.

 Ảnh: Thu Hà.

Tâm lý bi quan sau phiên giảm sâu vẫn hiện hữu trên thị trường chứng khoán hôm nay. VN-Index đã có thời điểm chạm 1.200 điểm, sau đó được đẩy lên trên đường tham chiếu và dừng chân tại 1.230 điểm. Theo quan sát, dòng tiền chủ yếu đứng ngoài quan sát khi thanh khoản ngày càng cạn kiệt về cuối phiên. 

Cùng với nhóm dầu khí, cổ phiếu ngân hàng một lần nữa phát huy vai trò trước đà lao dốc của thị trường. Độ rộng toàn ngành đã tích cực hơn so với phiên hôm qua với 10 mã tăng giá và chủ yếu là các cổ phiếu vốn hoá lớn giao dịch trên sàn HOSE.

Cụ thể, cổ phiếu SSB có phiên rút chân mạnh mẽ và tăng tới 4,4% lên 33.000 đồng/cp. Thanh khoản của mã này cũng tăng 40% so với trung bình 10 phiên gần nhất, đạt gần 3 triệu đơn vị.

Theo sau là các bluechip như STB (tỷ lệ tăng 1,5%), HDB (1,4%), BID (1,1%), ACB (0,8%), VCB (0,8%), SHB (0,7%), VPB (0,3%).

Chiều ngược lại, cổ phiếu VIB có phiên giảm sàn thứ hai liên tiếp, đóng cửa phiên tại 22.600 đồng/cp. Lực bán hoàn toàn thắng thế khiến khối lượng giao dịch của mã này tiếp tục dâng cao, đạt 2,2 triệu đơn vị khớp lệnh.

Sàn HOSE còn ghi nhận thêm hai cổ phiếu giảm mạnh là LPB và TPB với tỷ lệ tương ứng 5,4% và 4,2%. Các mã còn lại đều có biên độ giảm dưới 3% và giao dịch chủ yếu trên sàn HNX và thị trường UPCoM.

Trong phiên giao dịch hôm nay, giá trị giao dịch ngành ngân hàng đạt 2.165 tỷ đồng. Điểm tích cực là khối ngoại đã quay trở lại giải ngân nhóm này với quy mô mua ròng đạt hơn 103 tỷ đồng. Dòng tiền tập trung vào các mã HDB (36 tỷ đồng), BID (21 tỷ đồng), LPB (15,5 tỷ đồng), VCB (12 tỷ đồng)...

 

Bảo Ngọc

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.