|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 14/6: Khối ngoại mua ròng gần 360 tỷ đồng toàn sàn, tâm điểm GAS, HPG, BSR

16:50 | 14/06/2022
Chia sẻ
Giao dịch khối ngoại có sự đảo chiều liên tục trong những phiên gần đây khi nhóm này trở lại mua ròng 307,4 tỷ đồng, tương đương gần 9,9 triệu đơn vị cổ phiếu.

Thị trường mở cửa phiên với sắc đỏ áp đảo ở hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu. Tuy nhiên đà hồi phục đã nhen nhóm và được nới rộng ra từ đầu giờ chiều cho đến hết phiên giao dịch. 

Đóng cửa, VN-Index tăng 3,27 điểm (0,27%) lên 1.230,31 điểm, HNX-Index tăng 1,71 điểm (0,59%) đạt 290,08 điểm, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (0,1%) lên 90,62 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 683 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 17.250 tỷ đồng. Thanh khoản tập trung trên sàn HOSE với giá trị giao dịch đạt 14.516 tỷ đồng, giảm 22% so với phiên trước đó.

Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại có sự đảo chiều liên tục trong những phiên gần đây khi nhóm này trở lại mua ròng 307,4 tỷ đồng, tương đương gần 9,9 triệu đơn vị cổ phiếu. Trái ngược phiên trước, dòng tiền trở lại mua gom nhóm ngân hàng, hóa chất, xây dựng & vật liệu.

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Tại chiều mua, dòng tiền ngoại tập trung ở những mã được giao dịch tích cực khi sắc xanh lan tỏa tại 8 trong số 10 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất trong phiên.

Cụ thể, quy mô mua ròng mạnh nhất tiếp tục được ghi nhận ở cổ phiếu GAS của PV Gas. Mã này được gom ròng 54 tỷ đồng, giảm 24% với phiên trước đó.

Cùng chiều, HPG của Tập đoàn Hòa Phát cũng được mua ròng 48,8 tỷ đồng. Phiên hôm nay thị giá của ông lớn HPG chưa dứt chuỗi điều chỉnh, có mức giảm 4,09% và là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường chung.

Bên cạnh đó, các mã thu hút lực cầu nhẹ hơn lần lượt là VHM (37,2 tỷ đồng), DPM (36,7 tỷ đồng), HDB (36,5 tỷ đồng), DXG (27,7 tỷ đồng), VGC (21 tỷ đồng), BID (20,5 tỷ đồng), CTD (19,6 tỷ đồng) và CTR (19,2 tỷ đồng).

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Ở chiều bán, quy mô bán ròng có sự thu hẹp đáng kể khi khối ngoại có động thái xả ròng 28,4 tỷ đồng cổ phiếu PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

Mặc dù rót ròng vào nhóm bất động sản, nhà đầu tư ngoại lại chốt lời 24,4 tỷ đồng cổ phiếu NVL và 19,3 tỷ dồng mã VIC. Nối tiếp, danh mục bán ròng của khối ngoại có sự xuất hiện của một số đại diện nhóm vốn hóa như MWG (23,9 tỷ đồng), VNM (20,2 tỷ đồng), MSN (17,6 tỷ đồng)…

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, FUEVFVND bị bán ròng chưa đến 10 tỷ đồng, dù phiên trước đó mã này dẫn đầu chiều rút vốn với quy mô lên tới hơn 245 tỷ đồng.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tương tự, trên sàn HNX, nhà đầu tư ngoại tiếp đà mua ròng 35,34 tỷ đồng, tương đương 1,2 triệu đơn vị.

Ở chiều mua, PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam tiếp tục thu hút phần lớn lực cầu với hơn 29,7 tỷ đồng trong bối cảnh mã này có nhịp tăng kịch trần phiên hôm nay.

Nối tiếp, lực cầu ngoại tìm đến HUT (5 tỷ đồng), CEO (1,7 tỷ đồng), trước khi mua nhẹ hơn các mã PVI, TNG, TKU, LHC,…

Mặc dù lực xả vẫn chưa dừng lại, cổ phiếu IDC của IDICO chỉ còn bị chốt lời 1,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các mã bị bán ròng lần lượt còn có NVB (368 triệu đồng), THD (350 triệu đồng), DDG (327 triệu đồng), VCS (234 triệu đồng),…

Ở thị trường UPCoM, giao dịch mua gom vẫn được ghi nhận với quy mô 13,21 tỷ đồng, dù đã giảm khá mạnh so với phiên trước. Về khối lượng, NĐT nước ngoài rót ròng vào gần 1,8 triệu đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, nhóm này mua gom mạnh nhất ở cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị 51,5 tỷ đồng. Lực cầu cũng tập trung tạiVT, trước khi tìm đến lần lượt AAS, FOC, TVN...

Chiều ngược lại, bộ ba cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là ACV (2,2 tỷ đồng), MCM (1,5 tỷ đồng) và VTP (12,8 tỷ đồng), ACV (7 tỷ đồng), CLX (2,5 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, các mã ghi nhận giao dịch cùng chiều phải kể đến như VHG (924 triệu đồng), MCH (787 triệu đồng), FOC (535 triệu đồng), LTG (193 triệu đồng),…

Thảo Bùi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.