|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Vietnam Airlines sẽ làm gì để đưa hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN ra khỏi diện kiểm soát?

08:40 | 14/06/2022
Chia sẻ
Vietnam Airlines cam kết sẽ nỗ lực cải thiện kết quả kinh doanh và bổ sung vốn chủ sở hữu để hướng tới mục tiêu không còn thua lỗ và tránh âm vốn chủ.

Tàu bay Vietnam Airlines tại Phú Quốc. (Ảnh: Song Ngọc).

Ngày 1/6 vừa qua, Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã ra quyết định giữ nguyên diện kiểm soát đối với 2,21 tỷ cổ phiếu Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) theo quy định tại điểm b và đ, Khoản 1, Điều 38 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Nguyên nhân là báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 của Vietnam Airlines cho thấy khoản lỗ sau thuế 13.279 tỷ đồng. Năm trước đó, tổng công ty này cũng lỗ 11.178 tỷ.

Ngoài ra, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I vừa qua, vốn chủ sở hữu tại ngày 31/3/2022 bị âm 2.161 tỷ đồng như thể hiện trong biểu đồ bên dưới.

Vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines tại ngày cuối quý I/2022 là số âm.

Ngày 13/6, Vietnam Airlines cho biết tổng công ty đã xây dựng các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để giảm thiểu thiệt hại của dịch COVID-19, cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, bổ sung nguồn vốn và dòng tiền cho doanh nghiệp tại Đề án cơ cấu lại Tổng Công ty Hàng không giai đoạn 2021 – 2025.

Đối với năm 2022, các giải pháp hướng đến mục tiêu không tiếp tục bị lỗ hợp nhất và âm vốn chủ hợp nhất tại ngày cuối năm. Trong giai đoạn 2023 – 2025, tổng công ty sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả kinh doanh và bổ sung vốn chủ sở hữu để từng bước vượt qua khủng hoảng, phục hồi và phát triển.

Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021 – 2025 đã được Vietnam Airlines gửi báo cáo lấy ý kiến cổ đông Nhà nước và các cấp có thẩm quyền trước khi hoàn thiện để báo cáo đại hội đồng cổ đông thông qua. Các giải pháp bổ sung lợi nhuận và nguồn vốn chủ sở hữu được chia làm ba nhóm lớn.

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng phục hồi và cải thiện kết quả kinh doanh, giảm thiểu mức lỗ trong hoạt động kinh doanh vận tải khi thị trường chưa hồi phục hoàn toàn (2022 – 2023) và tiến tới có lãi trong các năm sau.

Thứ hai, tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền. Vietnam Airlines sẽ bán hoặc bán và thuê lại (nghiệp vụ sales and leaseback – SLB) các tàu bay cũ; thoái vốn, chuyển nhượng vốn đối với một số danh mục đầu tư tài chính. Nhóm giải pháp này được thực hiện chủ yếu trong những năm từ 2022 đến 2024.

Thứ ba, Vietnam Airlines sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu, dự kiến thực hiện năm 2023 và 2024.

Riêng trong năm 2022, Vietnam Airlines sẽ tập trung vào các giải pháp: Cải thiện kết quả kinh doanh, bán và SLB tàu bay, và thoái vốn tại một số doanh nghiệp liên quan.

Năm 2021 vừa qua, Vietnam Airlines lên kế hoạch bán 11 chiếc Airbus A321 CEO và 6 chiếc ATR72, thực tế đã bán hai chiếc A321 CEO. Tổng Công ty cũng đã thoái bớt vốn khỏi hãng hàng không quốc gia Campuchia (K6) và thu về 34 triệu USD, qua đó giảm thua lỗ và tránh âm vốn chủ.

Vietnam Airlines đã thua lỗ 9 quý liên tiếp.

Vietnam Airlines cho biết hoạt động vận tải hàng không đã bắt đầu được mở cửa nhưng vẫn còn nhiều cản trở. Các chuyến bay quốc tế ngưng trệ hoàn toàn sau khi dịch bùng phát vào tháng 3/2020 và chỉ mới được tái khởi động từ 15/3/2022.

Thị trường lớn nhất là Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero COVID, Thái Lan mới chỉ mở cửa cho du khách nước ngoài gần đây. Vì vậy, hoạt động bay quốc tế vẫn còn khá khiêm tốn. Vietnam Airlines coi tình trạng kinh doanh thua lỗ và âm vốn chủ có nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.

Đại hội cổ đông thường niên 2022 của Vietnam Airlines sẽ được tổ chức vào ngày 28/6 tới đây. Cổ đông Nhà nước đang sở hữu hơn 86% vốn của tổng công ty này.

Cổ đông Nhà nước nắm trên 86% vốn của Vietnam Airlines

Một công ty hàng không khác là Vietjet (Mã: VJC) vẫn ghi nhận lãi thuần và vốn chủ sở hữu dương trên báo cáo tài chính kiểm toán cả năm 2020, 2021. Tuy nhiên, Vietjet đạt được kết quả này là nhờ nguồn thu lớn từ hoạt động tài chính. Nếu chỉ tính hoạt động hàng không, Vietjet cũng đang thua lỗ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.