|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (14/6): Kéo mạnh trụ GAS và nhóm dầu khí, VN-Index tăng hơn 3 điểm với thanh khoản suy yếu

15:00 | 14/06/2022
Chia sẻ
Tiếp nối phiên bán tháo đầu tuần, sắc đỏ lan rộng trên toàn thị trường đầu phiên sáng nay. Đà bán lan rộng ở hầu hết các nhóm ngành, đặc biệt là bộ ba "bank, chứng, thép", bất động sản, sản xuất thực phẩm,...

Đóng cửa, VN-Index tăng 3,27 điểm (0,27%) lên 1.230,31 điểm, HNX-Index tăng 1,71 điểm (0,59%) đạt 290,08 điểm, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (0,1%) lên 90,62 điểm.

  Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên 14/6. (Nguồn: VNDirect). 

Thị trường mở cửa phiên với sắc đỏ áp đảo ở hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu. Tuy nhiên đà hồi phục đã nhen nhóm và được nới rộng ra từ đầu giờ chiều cho đến hết phiên giao dịch. 

Sắc xanh của chỉ số trong phiên hôm nay nhờ vào sự khởi sắc của GAS và các mã vốn hóa lớn như VCB, FPT, MWG, SSB, GVR. Chiều ngược lại, HPG giảm sâu, kìm hãm đà tăng của chỉ số. Ngoài ra, sắc đỏ của các cổ phiếu khác cũng khiến chỉ số thu hẹp điểm số tăng như MSN, VIB, SAB, TPB.

Diễn biến theo từng ngành, các ngành giao dịch khởi sắc tiếp tục gọi tên các nhóm ngành dầu khí, thủy sản, phân bón, lương thực. Ngược lại chứng khoán và thép vẫn ghi nhận mức giảm điểm khá sâu.

Cổ phiếu dầu khí là tâm điểm phiên giao dịch phiên hôm nay. Riêng trụ GAS đã góp hơn 3,8 điểm cho đà tăng của Index. Cùng với GAS, PVS tăng kịch trần lên 29.900 đồng/cp, BSR tăng 7,8% lên 31.900 đồng/cp, theo sau là PVC (+7,2%), PVD (+4,5%), PVT (+3,2%), OIL (+2,9%), PLX (2,6%), PVB (+1,9%),...

Mặc dù tăng điểm, độ rộng thị trường hiện vẫn nghiêng về bên bán. Trên sàn HOSE ghi nhận 288 mã giảm trong khi có 173 mã tăng và 47 mã đứng giá tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 683 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 17.250 tỷ đồng. Thanh khoản tập trung trên sàn HOSE với giá trị giao dịch đạt 14.516 tỷ đồng, giảm 22% so với phiên trước đó.

Thị trường tuy hồi phục nhưng mặt thanh khoản chưa đạt điều kiện. Dự kiến những nhịp giảm điểm sẽ vẫn hiện hữu từ giờ đến cuối tuần để kiểm định lại cung cầu ở vùng 1.200.   

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 5,54 điểm (0,45%) lên 1.232,58 điểm, VN30-Index tăng 4,24 điểm (0,34%) đạt 1.265,09 điểm.

Tiếp nối xu hướng hồi phục cuối phiên sáng, thị trường phiên chiều nới rộng sắc xanh nhờ sự bứt phá của các cổ phiếu lớn như GAS, FPT, PLX, MWG, BCM,....

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,28 điểm (0,1%) lên 1.228,32 điểm, HNX-Index tăng 1,9 điểm (0,66%) đạt 290,27 điểm, UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (0,25%) lên 90,76 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 14/6. (Nguồn: VNDirect).

Thị trường diễn biến lình xình trong những phút cuối phiên giao dịch buổi sáng, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế tại hầu hết các nhóm cổ phiếu. Các cổ phiếu bluechips gồm GAS, BID, FPT, MWG, VGC, REE, VPB, DGC, PLX, GVR,...  hỗ trợ thị trường tăng điểm, ngược lại HPG, VIC, MSN gây áp lực lên chỉ sổ. Sàn HOSE ghi nhận 164 mã tăng, 278 mã giảm và 45 mã tạm dừng ở giá tham chiếu.

Cổ phiếu dầu khí giao dịch khởi sắc giúp chỉ số tăng điểm, dẫn đầu nhóm là GAS tăng 3,4% lên 122.000 đồng/cp. Bên cạnh cổ phiếu của PV Gas, các cổ phiếu dầu khí khác như BSR, PVS, PVC, PVD, PVB, PVT, PLX, PVO và OIL diễn biến tích cực, trong khi TDG vẫn chìm trong sắc đỏ.

Bên cạnh đó, nhóm hóa chất cũng ghi nhận sự tích cực. Trong đó, cổ phiếu DCM dẫn đầu với mức tăng 4,1%, theo sau là DPM, DGC, LAS, BFC. Ngược lại SFG, VAF đang giao dịch dưới giá tham chiếu.

Các cổ phiếu ngân hàng có sự phân hóa. Cụ thể, các mã KLB, SHB, BID, STB, EIB, VPB, HDB, BVB, MBB tăng giá trong khi TPB, LPB, CTG, TCB, OCB giảm giá.

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 1,65 điểm (0,13%) còn 1.225,39 điểm, VN30-Index giảm 0,42 điểm (0,03%) xuống 1.260,43 điểm.

Đà giảm được thu hẹp đáng kể về giữa phiên sáng nhờ lực cầu nâng đỡ. Theo quan sát, nhiều nhóm cố phiếu có dấu hiệu hồi phục trước thị trường chung, điển hình như viễn thông, hóa chất, sản xuất thực phẩm, bảo hiểm, xây dựng & vật liệu, vận tải,...

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 13,74 điểm (1,12%) còn 1.213,3 điểm, HNX-Index giảm 0,75 điểm (0,26%) về 287,62 điểm, UPCoM-Index giảm 0,89 điểm (0,98% ) đạt 89,64 điểm.

Tiếp nối phiên bán tháo đầu tuần, sắc đỏ lan rộng trên toàn thị trường đầu phiên sáng nay. Đà bán lan rộng ở hầu hết các nhóm ngành, đặc biệt là bộ ba "bank, chứng, thép", bất động sản, sản xuất thực phẩm,...

Nhóm dầu khí đang có sức bật tốt nhất trên thị trường chung với nhiều mã giao dịch trên ngưỡng tham chiếu, điển hình như PVS (+4,4%), BSR (+2,7%), PVC (+2,4%), PLX (+1,4%), PVB (+1,9%), PVD (+1,2%), GAS (+0,8%),...

Cùng chiều một số cổ phiếu ngành điện đang giao dịch tương đối khởi sắc như GEG, POW, PC1,...

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 13/6 chìm trong biển lửa khi cổ phiếu thuộc tất cả 11 nhóm ngành đều sa sút. Chỉ số S&P 500 rơi xuống đáy mới của năm và đóng cửa trong thị trường gấu trước khi Fed bắt đầu phiên họp hai ngày 14-15/6.

S&P 500 rớt 3,88% còn gần 3.750 điểm, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Tính từ đỉnh lịch sử hôm 3/1/2022 đến nay, S&P 500 đã giảm hơn 21% và rơi vào vùng thị trường gấu (do mất hơn 20% so với đỉnh).

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 876 điểm, tương đương 2,79%, và đóng cửa gần 30.517 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm sâu nhất trong ba chỉ số chính khi mất 4,68% và đóng cửa ở 10.809 điểm.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.