|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Có gì trong thỏa thuận giai đoạn 1 thương chiến Mỹ - Trung?

18:30 | 15/12/2019
Chia sẻ
Ngày 13/12, Mỹ và Trung Quốc đã công bố về việc đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều thông tin về nội dung được hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thống nhất đưa vào thỏa thuận.
Có gì trong thỏa thuận giai đoạn 1 thương chiến Mỹ - Trung? - Ảnh 1.

Mỹ và Trung Quốc đã đi đến thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 (Nguồn: Internet)

Hiện tại, một trong những công bố chi tiết nhất về nội dung cuộc thỏa thuận là của ông Robert Lighthizer, Đại diện thương mại Mỹ. 

Ông này mới đây đã tổ chức một cuộc họp báo, tóm tắt những nội dung từ văn bản thỏa thuận dài 86 trang. Chứng minh rằng nội dung thỏa thuận đã được thống nhất giữa hai cường quốc, và đang chờ đến giai đoạn ký kết.

Thuế quan

Về thuế quan, Mỹ sẽ hủy kế hoạch áp thuế quan lên 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc dự kiến thực thi vào ngày Chủ nhật, ngày 15/12 hôm nay.

Đối với những chính sách thuế đã được thực thi, Mỹ cũng đồng tình giảm mức 15% xuống 7,5% đối với 120 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Như vậy, sau thỏa thuận giai đoạn 1, Trung Quốc sẽ vẫn phải chịu các mức thuế quan sau: 250 tỷ USD bị đánh thuế ở mức 25%, và 120 tỷ USD chịu mức thuế 7,5%.

Về Trung Quốc, quốc gia này đã không có bất kỳ một mức giảm thuế cụ thể nào đối với hàng hóa Mỹ trong giai đoạn 1 của cuộc thỏa thuận thương mại.

Thay vào đó, Trung Quốc sẽ nhập khẩu thêm hàng hóa Mỹ, và thiết lập lộ trình cắt giảm thuế quan trong thời gian tới. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng đã có động thái hạ một số mức thuế trả đũa, bao gồm thuế đối với sản phẩm ô tô nhập khẩu từ Mỹ .

Nhập khẩu

Ông Robert Lighthizer cho biết Trung Quốc đã nhất trí mua thêm ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong 2 năm tới. Đối với mặt hàng nông nghiệp, vốn được cho là bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thương chiến Mỹ - Trung, Trung Quốc cũng cam kết nâng mức nhập khẩu từ 40 tỷ USD lên đến 50 tỷ USD.

Nếu hai bên thực thi nghiêm chỉnh những nội dung trong văn bản thỏa thuận, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc sẽ tăng mạnh. Năm 2017, trước khi thương chiến bắt đầu, Trung Quốc nhập khẩu 130 tỷ USD hàng hóa và 56 tỷ USD dịch vụ từ Mỹ.

Chuyển giao công nghệ

Một trong những tranh cãi lớn giữa Mỹ và Trung Quốc trong chiến tranh thương mại là cáo buộc Bắc Kinh ép các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ. Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh tại Trung Quốc sẽ phải chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.

Mỹ gọi đây là hành động “cưỡng chế chuyển giao công nghệ”, và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump tức giận và áp thuế quan lên hàng loạt hàng hóa Mỹ.

Theo Mỹ, với thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, Trung Quốc đã đồng ý chấm dứt việc “cưỡng chế chuyển giao công nghệ.” Đồng thời, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cam kết sẽ thực hiện hoạt động chuyển giao một cách minh bạch, công bằng đúng các thủ tục quy định của thị trường.

Ký kết vào tháng 1 – vẫn còn nhiều vấn đề

Dự kiến, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến hành ký kết thỏa thuận vào tuần đầu tiên của tháng 1 tại Washington.

Tuy nhiên, trong một bối cảnh khác, tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, quan chức Trung Quốc cho biết hai nước đã thống nhất về một thỏa thuận. Tuy nhiên, chi tiết cụ thể về khối lượng hàng hóa Mỹ mà Trung Quốc nhất trí mua vẫn chưa được quyết định cụ thể.

Ông Robert Lighthizer cũng thừa nhận rằng đang có rất nhiều vấn đề lớn cần được giải quyết trong các cuộc đàm phán trong tương lai.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trâm Anh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.