|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cổ đông hợp lực hất cẳng thân tín của Mark Zuckerberg trong hội đồng quản trị Meta

14:47 | 20/04/2022
Chia sẻ
Hai nhân vật nắm giữ vị trí Giám đốc độc lập trong HĐQT Meta đang lọt vào tầm ngắm của nhóm cổ đông, đây đều là những người thân cận với CEO Mark Zuckerberg.

 

Mối quan hệ thân tình của ông Marc Andreesen với CEO Meta, Mark Zukerberg đã trở thành cái gai trong mắt các nhà đầu tư. (Ảnh: The Independent).

Một nhóm gồm 15 nhà đầu tư và cố vấn đang thúc đẩy sức ảnh hưởng của họ lên Hội đồng quản trị (HĐQT) Facebook nhằm tạo ra những thay đổi ở bộ máy thượng tầng quản lý của mạng xã hội lớn này, động thái này diễn ra trước thềm cuộc họp cổ đông thường niên sắp tới, theo Business Insider.

Theo nhóm nhà đầu tư này, hai thành viên HĐQT là Marc Andreessen và Peggy Alford quá mâu thuẫn trong việc duy trì vị trí Giám đốc độc lập của họ tại các quỹ Storebrand Asset Management, Mercy Investment, Arjuna Capital, Illinois State Treasurer và Northwest Coalition for Responsible Investment.

Các cổ đông cho biết trong một tiết lộ mới với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) rằng họ "đã cố gắng tham gia trực tiếp" với HĐQT và việc điều hành Meta nhưng đã bị "phớt lờ" trước cuộc họp thường niên ngày 25/5.

"Xem xét những rủi ro và thách thức mà công ty đang phải đối mặt, điều cốt yếu là các cổ đông phải quy trách nhiệm cho HĐQT của Meta Platforms vì đã không thành lập một HĐQT độc lập thực sự và thực hiện các đổi mới trong cách quản trị nhằm gia tăng quyền lợi của cổ đông và bảo vệ giá trị lâu dài", nhóm nhà đầu tư nêu quan điểm.

Thông thường, ở các công ty đại chúng, những đề xuất này sẽ khó được thông qua nhưng nhóm nhà đầu tư này đã thành công trong một đề xuất khác, mặc cho vấp phải sự phản đối của Meta. Theo đó, đề xuất yêu cầu công ty thực hiện một báo cáo độc lập để đánh giá tác động tiêu cực có thể có của "dự án metaverse". SEC đã ra phán quyết vào đầu tháng này rằng Meta phải đưa thông tin về metaverse vào thông tin được công bố với các nhà đầu tư.

Quay lại với Marc Andreessen, nhóm nhà đầu tư nhắm vào vai trò Giám đốc của ông trong vòng 13 năm. Họ đã chỉ ra vai trò của Andreessen trong việc tư vấn cho CEO Mark Zuckerberg về cách thực hiện cấu trúc cổ phiếu kép, điều mang lại cho CEO quyền kiểm soát mạnh mẽ và khiến nhà đồng sáng lập Facebook gần như không thể bị loại bỏ khỏi vị trí cao nhất.

Đáng chú ý, Marc Andreessen được xem như tay chân thân tín của Mark Zuckerberg, ông từng tham gia đàm phán khoản phạt 5 tỷ USD với Facebook, thay vì 106 triệu USD nhằm giúp Zuckerberg tránh việc bị nhà chức trách kiện với tư cách cá nhân.

Bên cạnh đó, Marc Andreessen, nhà đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz, cũng đang đầu tư rất nhiều vào các dự án và công ty khởi nghiệp ở lĩnh vực "metaverse". Điều này khiến một số người trong Facebook cảm thấy lo lắng và đẩy Andreesen tới việc chuẩn bị rời khỏi HĐQT của Facebook.

Đối với Peggy Alford, người đã tham gia hội đồng quản trị vào năm 2019, nhóm nhà đầu tư cho biết bà đã quá thân thiết với Mark Zuckerberg và vợ ông là bà Priscilla Chan thông qua tổ chức từ thiện thuộc sở hữu trực tiếp của hai vợ chồng là Chan-Zuckerberg Initiative.

Trong khi Alford hiện đang làm Phó Chủ tịch điều hành tại PayPal. Bà đã tham gia HĐQT Facebook với tư cách là CTO của Chan-Zuckerberg Initiative. Nhóm các nhà đầu tư cho biết mối liên kết này "khiến" Alford không đủ tư cách được coi là một giám đốc "độc lập".

"Sau khi xem xét các rủi ro pháp lý, quy định và nhân quyền mà công ty phải đối mặt cùng ảnh hưởng không cân xứng của ông Zuckerberg đối với HĐQT, sự hiện diện của bà Alford trong Ủy ban Giám sát Rủi ro & Kiểm toán là điều đáng được quan tâm", nhóm nhà đầu tư nêu quan điểm.

 Bà Peggy Alford (phải) cũng đã vào tầm ngắm của nhóm nhà đầu tư. (Ảnh: Tech Story).

Mới đây, tỷ phú Elon Musk cũng đã lên tiếng mỉa mai về việc tỷ phú Mark Zuckerberg nắm quyền kiểm soát quá lâu tại Meta. Trong sự kiện TED 2022, người phỏng vấn, Chris Anderson, đã hỏi CEO Tesla rằng liệu vị thế người giàu nhất và một trong những người có ảnh hưởng hàng đầu của nền tảng có thể gây ra xung đột lợi ích hay không.

Nhân cơ hội này, CEO Tesla đã không ngần ngại đá xoáy một ông trùm mạng xã hội khác, tỷ phú Mark Zuckerberg. "Về thứ được gọi là quyền sở hữu truyền thông, các bạn rõ ràng đã có Mark Zuckerberg, người sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp. Với cơ cấu sở hữu cổ phần hiện có, “Mark Zukerberg thứ 14” vẫn sẽ kiểm soát tất cả công ty trên. Điều như vậy sẽ không có ở Twitter”, tỷ phú Elon Musk vừa chia sẻ vừa cười một cách mỉa mai khi trao đổi về động thái mua lại Twitter của ông.

Mark Zukerberg, nhà sáng lập Facebook nắm giữ 55% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty, có nghĩa là về cơ bản Zuckerberg có quyền phủ quyết hoàn toàn đối với các cổ đông khác khi nói đến tương lai của công ty.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Doanh Chính

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.