|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

CNN: Đồng nhân dân tệ có một năm rực rỡ hơn cả USD

13:40 | 12/12/2021
Chia sẻ
Phân tích của CNN chỉ ra rằng, dù tốc độ tăng trưởng của nền Trung Quốc đang chậm lại, nhưng đồng nhân dân tệ của họ lại mạnh hơn, tăng giá tốt hơn USD của Mỹ.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã tăng hơn 8% vào năm 2021, theo một chỉ số theo dõi hoạt động của đồng nhân dân tệ so với 24 loại tiền tệ khác. Dựa trên thước đo đó - Chỉ số CFETS RMB - nó chỉ thấp hơn 0,26% so với mức cao kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 11/2015.

Nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD

Đồng nhân dân tệ đã tăng từ 2,4% đến 2,8% trong năm nay so với đồng bạc xanh - tùy thuộc vào việc nó giao dịch ở Trung Quốc hay nước ngoài. Cả hai phiên bản hiện đang ở mức cao nhất so với đồng USD trong suốt hơn 3 năm qua. 

Tỷ giá ra nước ngoài hiện giao dịch ở mức 6,34 nhân dân tệ mỗi USD - một mức chưa từng thấy kể từ tháng 5/2018.

Theo CNN, ông Marc Chandler, Giám đốc điều hành của Bannockburn Global Forex, một công ty kinh doanh thị trường vốn có trụ sở tại bang Ohio nước Mỹ thì tính đến tháng 12/2021, mức tăng của đồng nhân dân tệ là "tốt nhất trên thế giới". 

Trong khi đó, ông Becky Liu, người đứng đầu chiến lược vĩ mô Trung Quốc tại Ngân hàng Standard Chartered thì xuất khẩu bùng nổ và tiền nóng theo đuổi lợi nhuận tương đối hấp dẫn từ trái phiếu chính phủ Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến đà tăng của nhân dân tệ, bất chấp tăng trưởng kinh tế yếu hơn.

CNN: Đồng nhân dân tệ có một năm rực rỡ hơn cả USD - Ảnh 1.

Nhân dân tệ tăng mạnh trong năm 2021. (Nguồn: CNN).

Bên cạnh đó, đồng nhân dân tệ cũng được dự đoán có thể tiếp tục tăng trong năm 2022, ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc phải vật lộn với lạm phát nhà máy, bất động sản giảm tốc lớn và chính sách thắt chặt bằng các quy định nhằm vào khu vực kinh tế tư nhân của nước này.

Ông Liu dự kiến đồng nhân dân tệ sẽ mạnh lên 6,3/USD trong vài tháng đầu năm 2022. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng điều tương tự có thể xảy ra trong nửa đầu năm 2022, vì những lý do tương tự. 

Có những mặt trái của xu hướng này. Đồng nhân dân tệ càng mạnh, các ngân hàng trung ương càng có nhiều khả năng giữ nhiều đồng tiền dự trữ, thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền này trên toàn cầu. Nó cũng có thể giúp làm cho hàng nhập khẩu rẻ hơn và kiềm chế lạm phát cao. Trung Quốc mua rất nhiều mặt hàng được định giá bằng USD.

Tuy nhiên, có một nhược điểm khá lớn nếu tiền tệ tăng giá quá nhanh. Đối với xuất khẩu của Trung Quốc mạnh như hiện nay, một đồng tiền đắt hơn cũng có thể khiến những mặt hàng xuất khẩu đó trở nên kém cạnh tranh hơn ở nước ngoài. Với mức độ quan trọng của thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc, điều đó có thể đe dọa sự phục hồi vốn đã rất mong manh.

Nguyên nhân thúc đẩy đồng nhân dân tệ: Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh

Nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng trong những tháng gần đây do gián đoạn vận chuyển và khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng. Cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, sau đó đã giảm bớt, cũng góp phần khiến nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ yếu nhất một năm qua trong quý trước.

Mặc dù vậy, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn rất ấn tượng. Các lô hàng từ Trung Quốc đạt 325,5 tỷ USD trong tháng 11, tăng 22% so với năm trước, theo số liệu thống kê của chính phủ công bố đầu tháng 12. Xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng tới 31% lên hơn 3 nghìn tỷ USD - nhiều hơn tất cả năm 2020.

CNN: Đồng nhân dân tệ có một năm rực rỡ hơn cả USD - Ảnh 2.

Xuất khẩu Trung Quốc tăng mạnh được coi là nguyên nhân khiến giá trị đồng nhân dân tệ tăng lên. (Nguồn: CNN).

Ông Larry Hu, người đứng đầu bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Group, cho biết nguyên nhân chính khiến đồng nhân dân tệ tăng giá là do lượng tiền chảy vào Trung Quốc, phần lớn là nhờ xuất khẩu tăng mạnh.

Đặt cược lớn vào trái phiếu Trung Quốc

Theo các nhà phân tích, một lý do khác giải thích cho sự phục hồi của đồng nhân dân tệ là do các nhà đầu tư quốc tế quan tâm hơn đến trái phiếu Trung Quốc. 

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ghi nhận giá trị trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ do các nhà đầu tư quốc tế nắm giữ đã tăng tháng thứ 8 liên tiếp tính đến tháng 11, đạt 3,9 nghìn tỷ nhân dân tệ (620 tỷ USD).

Các khoản đầu tư toàn cầu đổ vào trái phiếu Trung Quốc đã tăng tốc sau khi FTSE Russell, nhà cung cấp chỉ số toàn cầu vào tháng 10 đã bổ sung trái phiếu chính phủ Trung Quốc vào Chỉ số trái phiếu chính phủ thế giới hàng đầu. Đó là một trong những tiêu chuẩn trái phiếu toàn cầu được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Các nhà phân tích tại ANZ thì kỳ vọng việc Trung Quốc được đưa vào chỉ số đó sẽ mang lại khoảng 130 tỷ USD đầu tư vào trái phiếu chính phủ trong 3 năm tới. Họ cũng ước tính rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ sở hữu 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (625 tỷ USD) trái phiếu trong nước của Trung Quốc vào cuối năm nay. Hiện tại, Trung Quốc đưa ra mức lợi suất kỳ hạn 10 năm là 2,9%, trong khi ở Mỹ tỷ lệ này chỉ là 1,44%.

Ổn định đà tăng của đồng nhân dân tệ

Đánh giá của CNN Business cho thấy, Bắc Kinh có thể sẽ sớm can thiệp để hãm đà tăng giá nhanh chóng của đồng nhân dân tệ. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hôm 9/12 thông báo sẽ nâng tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc từ 7% lên 9% - lần tăng tỷ lệ thứ 2 trong năm nay. 

Động thái này sẽ buộc các tổ chức tài chính Trung Quốc phải dự trữ nhiều tiền nước ngoài hơn và được nhiều người hiểu là một nỗ lực nhằm kiềm chế đà tăng của đồng nhân dân tệ.

"Đây là một trong những tín hiệu mạnh nhất" cho thấy ngân hàng trung ương không thoải mái với tốc độ tăng giá của đồng nhân dân tệ, ông Gaurav Garg và Philip Yin, nhà phân tích của Citibank, viết trong một báo cáo hôm 10/12.

Ngân hàng trung ương đã cảnh báo vào tháng trước rằng các tổ chức tài chính và công ty nên hạn chế đặt cược "đầu cơ" vào đồng nhân dân tệ. Nhiều nhà phân tích cho biết các nhà quản lý lo ngại rằng nếu đồng nhân dân tệ quá mạnh sẽ làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thế giới. Thị trường tài chính cũng có thể bị xáo trộn bởi dòng vốn chảy nhanh nếu đồng tiền này tăng giá quá nhanh.

Thu Phương