CNBC: Mỹ có thể cùng lúc giải quyết vấn đề thương mại và tái khởi động nền kinh tế thế giới
Tổng thống Donald Trump trong phiên họp của hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức vào ngày 8/7/2017. Ảnh: Getty Images. |
Mỹ đang ở đâu trước hội nghị G20
Về cơ bản, vụ kiện thương mại của Washington đối với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), các nước láng giềng Bắc Mỹ và Nhật Bản, là một vấn đề của nền kinh tế thế giới. Tranh cãi song phương về các vụ kiện trên có thể cướp đi lợi thế đàm phán của Mỹ.
Mua hơn 500 triệu USD hàng hóa và dịch vụ, nhiều hơn những gì bán cho các nước khác, Mỹ đang tạo ra giá trị ròng lớn cho thế giới và là đầu tàu không thể chối cãi của nền kinh tế thế giới. Vì vậy, Mỹ giữ một vai trò rất khác trên trường thế giới so với các nước có thặng dư thương mại lớn khi chiếm gần 1.000 tỉ USD sức mua từ các đối tác thương mại của họ.
Kết quả là, Mỹ đang nắm quyền điều hành các vấn đề quan trọng trong điều phối chính sách kinh tế quốc tế, nhiệm vụ chính của hội nghị thượng đỉnh G20 - diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới.
Cuộc họp G20, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6 tại Nhật Bản, có thể là một cơ hội để Mỹ bắt đầu giảm thâm hụt thương mại, bằng cách điều phối chính sách kinh tế phù hợp trên qui mô toàn cầu.
Tiếp tục điều phối chính sách
Thời gian cho sáng kiến này không thể phù hợp hơn khi nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ chững lại đáng kể, chủ yếu là do tổng nhu cầu suy yếu ở châu Âu và Trung Quốc, vốn chiếm gần 40% nhu cầu và sản lượng toàn cầu.
Hai khu vực có thặng dư thương mại lớn này đã nhiều năm liền kéo tăng trưởng toàn cầu đi xuống. Sự chững lại ở nền kinh tế châu Âu và Trung Quốc sẽ tăng thêm áp lực đối với phần còn lại của thế giới bởi các doanh nghiệp tại đây sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thoát khỏi thị trường nội địa đang bị thu hẹp.
Ngược lại, những khu vực thặng dư thương mại lớn này lại được thông quan miễn phí. Trong khi đó, Mỹ lại bị xem là thủ phạm cho sự chững lại của nền kinh tế thế giới vì đang cố gắng chống lại chính sách có lợi của các nước láng giềng trong một nỗ lực không thành công nhằm giảm thâm hụt thương mại lớn và chấm dứt khoảng nợ nước ngoài đang tăng vọt.
Dưới đây là một vài ý tưởng để Mỹ cân bằng lại các tài khoản thương mại bằng cách tái khởi động hoạt động kinh tế toàn cầu.
Trước tiên, Washington nên xây dựng chiến lược xoay quanh các nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc tế đã được thiết lập, vốn hướng đến những nỗ lực điều phối chính sách toàn cầu từ hội nghị G6 tại Rambouillet, Pháp vào tháng 11/1975.
Thứ hai, những nguyên tắc trên được dùng để xác định những quốc gia nào nên mở rộng hoặc thu hẹp tổng nhu cầu do vị thế thương mại, lập trường tài khóa, lạm phát và việc làm của mỗi nước.
Châu Âu và châu Á có thể thúc đẩy nền kinh tế thế giới
Thông thường, các quốc gia có thặng dự thương mại - sản xuất nhiều hơn mức tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm dư thừa - là ứng cử viên hàng đầu cho các chính sách quản lí nhu cầu mở rộng. Các nước này cũng có xu hướng vận hành các tài khoản ngân sách tương đối tốt và lạm phát thấp.
Tuy nhiên, các quốc gia thâm hụt thương mại bị buộc phải hạn chế nhu cầu trong nước vì lí do lạm phát và thâm hụt ngân sách tăng.
Để nền kinh tế thế giới cân bằng, điều chỉnh thương mại phải được áp dụng đồng đều đối với các quốc gia thặng dư và thâm hụt.
Mặc dù vâyh, trên thực tế, các quốc gia có thặng dư đã bỏ qua qui tắc này bởi họ không chịu áp lực thị trường để điều chỉnh tài khoản bên ngoài. Do đó, gánh nặng điều chỉnh hoàn toàn bị đặt lên vai các nước bị thâm hụt thương mại, vì phải thu hút đầu tư nước ngoài để hỗ trợ thâm hụt trong nước.
Trong hầu hết trường hợp, các nước này phải tuân thủ những chính sách điều chỉnh nghiêm ngặt như một phần của việc cho vay có điều kiện của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Thứ ba, trên cở sở các qui tắc điều chỉnh thương mại, khu vực đồng tiền chung châu Âu là một ứng cử viên sáng giá cho các chính sách quản lí nhu cầu mở rộng.
Liên minh tiền tệ này đang có thặng dư thương mại hơn 600 tỉ USD, gần như đã cân bằng được các tài khoản khu vực công và ghi nhận lạm phát ở mức 1.4% vào tháng 1.
Tuy nhiên, khu vực đồng tiền chung châu ÂU cũng đang phải vật lộn với tỉ lệ thất nghiệp 7,9%, trong đó, 16,6% thanh viên thất nghiệp và tổng cộng 12,9 triệu người không có việc làm.
Một phân tích tương tự cho các nền kinh tế thặng dự thương mại lớn của châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - chiếm một phần tư sản lượng thế giới - cũng cho thấy nhu cầu nội địa mạnh mẽ hơn, cùng với sự cởi mở hơn đối với dòng chảy thương mại và tài chính quốc tế có thể đóng góp đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu đang phát triển nhanh chóng.
Thứ tư, Washington cần lưu ý rằng các nước có thặng dư thương mại ở châu Âu và châu Á dự kiến tiếp tục bán sản lượng dư thừa của họ đến thị trường Mỹ.
Đây là những thói quen hàng thập kỉ đã ăn sâu vào chính sách kinh tế của các nước này.
Nhà Trắng phải ra hiệu rõ ràng rằng thời điểm đó đã qua. Các tài khoản thương mại của Mỹ phải được cân bằng, gia tăng nợ, thâm hụt phải dừng lại và đảo chiều. Và Mỹ đang hi vọng các đối tác thương mại sẽ cùng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Xem thêm |