|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chuyện nhân viên đối xử không công bằng với 'sếp' nữ

10:11 | 23/10/2018
Chia sẻ
Một khảo sát ở Mỹ cho thấy tình trạng người lao động đối xử không công bằng với nữ chủ doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến.

Mùa hè năm nay, tạp chí Fast Company và Inc đã thực hiện một cuộc khảo sát ý kiến của gần 300 nữ doanh nhân là nhà sáng lập doanh nghiệp về mục tiêu kinh doanh, quan điểm chính trị và tình trạng thành kiến liên quan tới giới tính. Hơn một nửa số doanh nhân tham gia cuộc khảo sát nói họ đối mặt với một số dạng phân biệt đối xử hay quấy rối vì là phụ nữ. Gần 60% số họ hứng chịu hành động phân biệt đối xử từ các nhà đầu tư hay chuyên viên ngân hàng, trong khi hơn 50% số họ trải qua tình trạng tương tự khi gặp các nhà cung cấp. Trong những trường hợp khác, nhà sáng lập nữ cảm nhận tâm lý coi thường từ đối tác tiềm năng hay khách hàng.

chuyen nhan vien doi xu khong cong bang voi sep nu
Sự nghi ngờ năng lực đối với nữ doanh nhân sáng lập công ty có thể tới từ khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và thậm chí nhân viên của họ.

Song điều đáng ngạc nhiên nhất là 26% phụ nữ sáng lập doanh nghiệp tham gia khảo sát thừa nhận chính cấp dưới có tâm lý phân biệt đối xử với họ do giới tính.

Được kỳ vọng cao hơn, nhưng hưởng sự tôn trọng thấp hơn nam giới cùng cấp

Vài nhà sáng lập nữ nhận thấy nhân viên không tôn trọng họ như những nam giới nắm vị trí ngang hàng, kể cả khi họ giữ chức giám đốc.

"Mục tiêu của tôi là tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và cởi mở, nơi mọi người có thể bộc lộ quan điểm và tranh luận lành mạnh về mọi vấn đề. Nhưng khi tôi tuyển một anh chàng để nhận chức giám đốc vận hành (COO), một số đối tác và khách hàng luôn nghĩ cậu ấy mới là người điều hành công ty. Các nhân viên cũng tỏ ra tôn trọng cậu ấy hơn tôi", một nữ doanh nhân trong ngành thời trang kể.

Giám đốc vận hành có thể buộc mọi người chịu trách nhiệm mà không phải nỗ lực nhiều như nữ doanh nhân. Khi anh nói rằng một nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc trong tháng, mọi người tin đó là sự thật. Ngược lại, khi nữ giám đốc điều hành đưa ra đánh giá tương tự, những người khác nghĩ cô nhận xét dựa trên cảm tính.

"Tôi cảm thấy mọi nhân viên, cả nam và nữ, đều sẵn sàng nhận chỉ thị từ anh chàng kia hơn tôi", cô thừa nhận.

Thành kiến cũng có thể tồn tại dưới hình thức nhân viên kỳ vọng cao hơn ở "sếp" nữ. Phần lớn người lao động mặc định nữ quản lý phải là người chăm sóc cả đời sống tinh thần cho nhân viên. "Thể hiện sự chu đáo, tình cảm là yếu tố rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo nữ. Đó là yếu tố cần thiết trong công việc. Nhưng nếu nhà lãnh đạo nam không thể hiện tố chất ấy, mọi người cảm thấy bình thường", nữ giám đốc công ty thời trang nhận định.

Có lẽ một số phụ nữ đòi hỏi nhà lãnh đạo nữ cao hơn vì họ từng có trải nghiệm tồi tệ ở những doanh nghiệp "dương thịnh âm suy". Trong những ngành mà nữ giới chiếm đa số lực lượng lao động như thời trang hay làm đẹp, nhân viên thường kể những câu chuyện tiêu cực về "sếp" nam cũ của họ.

"Vài nhân viên của tôi từng thôi việc ở công ty cũ vì nhà điều hành nam chèn ép hoặc quấy rối họ. Khi tới một công ty do phụ nữ sở hữu, họ hy vọng rằng họ sẽ không phải trải nghiệm văn hóa giống công ty cũ. Tôi nghĩ đó là cơ hội để những nữ chủ doanh nghiệp có thể tạo nên sự khác biệt", nữ giám đốc bình luận.

Sự bất công thể hiện trong cả quá trình phỏng vấn tuyển dụng

Ngoài nhân viên, ngay cả những ứng viên xin việc cũng có thể bộc lộ hành vi đối xử không công bằng với chủ doanh nghiệp nữ. Một số nữ doanh nhân kể rằng họ từng đặt câu hỏi về kỹ thuật, công nghệ cho ứng viên xin việc, và ứng viên hướng về phía một nam giới để trả lời.

Một nữ doanh nhân công nghệ khác thuê khá nhiều kỹ sư lập trình ở Ấn Độ và co thường xuyên đối mặt với tình trạng nhân viên "ngó lơ" cô và chỉ trao đổi công việc với người đồng sáng lập là chồng cô.

"Thậm chí một số người không bao giờ nhìn vào mắt tôi khi họ trao đổi. Một số người mặc định chồng tôi là người điều hành chính và thường tới chỗ anh ấy để ký các văn bản. Trong các hội chợ và phỏng vấn tuyển dụng, mọi người luôn nghĩ chồng tôi là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật. Chẳng hạn, một người xin việc chỉ gửi thư tới chồng tôi trong quá trình phỏng vấn và tìm hiểu lẫn nhau, ngay cả khi chồng tôi yêu cầu anh ta gửi tới cả địa chỉ thư điện tử của tôi trong mọi email", nữ doanh nhân nói.

Xem thêm

Nhạc Dương

Nhà đầu tư toàn cầu nháo nhào điều chỉnh danh mục phòng trường hợp ông Biden rút lui, tài sản nào sẽ lên ngôi?
Theo Bloomberg, các nhà giao dịch đang điều chỉnh dòng vốn giữa đồng USD, trái phiếu kho bạc và những tài sản có thể bị ảnh hưởng nếu Tổng thống Mỹ Joe Biden rút lui và ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.