|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Chuyên gia: Long Thành khó đúng hẹn, mở rộng Tân Sơn Nhất là không thể chậm trễ

12:02 | 12/03/2018
Chia sẻ
Những ngày qua việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục nhận được các ý kiến phản biện sau khi đơn vị tư vấn ADPi Engineering (Pháp) cho rằng nên mở rộng về phía Nam.
chuyen gia long thanh kho dung hen mo rong tan son nhat la khong the cham tre 'Sẽ tiếp thu, yêu cầu đơn vị tư vấn làm rõ ý kiến của nhóm tư vấn TP HCM về mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất'
chuyen gia long thanh kho dung hen mo rong tan son nhat la khong the cham tre Chưa chốt thu hồi sân golf mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
chuyen gia long thanh kho dung hen mo rong tan son nhat la khong the cham tre
Một thiết kế dự kiến của sân bay Long Thành.

Theo lập luận của Bộ Giao thông vận tải, việc mở rộng Tân Sơn Nhất phải đặt trong bối cảnh có sân bay Long Thành. Tuy nhiên Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thiện Tống – người thuộc tổ nghiên cứu của Thành ủy TP.HCM về vấn đề này tiếp tục cho thấy ông chưa hài lòng.

Trả lời phóng viên Infonet, TS Nguyễn Thiện Tống nhấn mạnh rằng “không ai đảm bảo đến năm 2025 đùng một cái có sân bay Long Thành đi vào hoạt động”, bởi đến giờ vẫn “chưa có nghiên cứu khả thi và không có ai đứng ra làm nghiên cứu khả thi hết".

TS Tống cũng cho hay, dù “dè dặt” nhưng ông buộc phải "ngờ vực" rằng các công ty quốc tế khi nghiên cứu sẽ kết luận là không khả thi, trong khi chủ đầu tư không nghĩ như vậy, do đó “nếu nhận làm, anh (các công ty) sẽ rơi vào thế kẹt”.

“Chính vì vậy kể từ khi quốc hội thông qua từ năm 2015 đến giờ, tại sao Bộ Giao thông vận tải, Cục hàng không hay Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) không tìm ra công ty nào đứng ra làm nghiên cứu khả thi?” – ông đặt câu hỏi.

“Nếu có thì phải thương lượng để ký hợp đồng, việc này rất mất thời gian. Sau đó phải có thời gian để họ làm, làm xong phải đưa ra tham khảo ý kiến, rồi sửa tới sửa lui mới trình Quốc hội, Quốc hội duyệt thì mới làm. Vì hiện nay Quốc hội mới chỉ thông qua chủ trương thôi nên đâu phải đã làm, vì nếu nghiên cứu không khả thi, không hiệu quả thì sẽ không làm” – TS Tống tiếp tục.

Ông cũng cho hay: “Với vai trò của một người hiểu biết về thẩm định dự án đầu tư thì Long Thành có hai vấn đề là quy mô và thời điểm. Quy mô bao nhiêu và lúc nào? Quy mô có thể tăng dần theo thời gian và thời điểm nào thì bắt đầu làm với quy mô nào? Hai câu hỏi này Long Thành chưa trả lời được, vì vậy không có gì bảo đảm và không có ai đưa ra căn cứ để có thể thuyết phục rằng 2025 thậm chí 2027 sẽ có Long Thành”.

Do đó theo ông việc tính toán mở rộng Tân Sơn Nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nếu tính không đúng trong khi Long Thành chưa thể hoạt động sẽ gây thiệt hại kinh tế vô cùng lớn.

chuyen gia long thanh kho dung hen mo rong tan son nhat la khong the cham tre
Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống

Liên quan đến vấn đề này, chiều 1/3 trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông tiếp tục cho rằng khi mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cần đặt trong bối cảnh năm 2025 sẽ có sân bay Long Thành.

Theo ông Đông, nếu đầu tư vượt quá công suất thì sau này Tân Sơn Nhất sẽ dư thừa vì dùng cả sân bay Long Thành, do vậy cần phải tính toán để cân đối hai cảng hàng không này.

Trước đó vào giữa tháng 10/2017, Chính phủ đã gửi Quốc hội báo cáo tình hình triển khai dự án sân bay Long Thành, trong đó cho thấy tiến độ lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sẽ chậm 8 tháng.

Báo cáo này cho thấy nhà thầu thực hiện báo cáo tiền khả thi sẽ được chọn trong khoảng thời gian từ tháng 10/2017 – 3/2018; việc lập báo cáo sẽ từ tháng 4/2018 – 7/2019; từ tháng 8-9/2019 Chính phủ sẽ thẩm định; tháng 10/2019 Quốc hội sẽ xem xét thông qua và phấn đấu năm 2025 sẽ hoàn thành dự án.

Là chuyên gia hàng không và người đeo đuổi vấn đề “Xây mới sân bay Long Thành hay nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất” từ rất lâu, những ý kiến của TS Nguyễn Thiện Tống thường ngược lại với quan điểm của Bộ Giao thông vận tải.

Trong một cuộc hội thảo vào tháng 3/2015, ông từng đánh giá đề án xây dựng sân bay Long Thành khi đó “không bằng luận văn tốt nghiệp của một sinh viên”, bởi sau nhiều năm chuẩn bị đề án chỉ “dày lên bằng những văn kiện, văn bản hành chính mà thiếu đi những số liệu căn cứ khoa học cụ thể”.

Nguyễn Cường

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.