|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Chuỗi giảm phát của Trung Quốc kéo dài sang tháng 9

11:20 | 13/10/2024
Chia sẻ
Số liệu CPI và PPI tháng 9 của Trung Quốc không gây nhiều bất ngờ vì tình trạng giảm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không có chuyển biến nào.

Người phụ nữ mua rau tại một khu chợ ở thủ đô Bắc Kinh, tháng 1/2024. (Ảnh: Reuters).

Vào tháng 9, tình trạng giảm phát giá sản xuất của Trung Quốc đã tiếp tục xấu đi, trong khi lạm phát giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự đoán của giới chuyên gia. Điều này cho thấy nhu cầu tại nền kinh tế tỷ dân vẫn còn yếu.

Cụ thể, theo số liệu do Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố vào sáng ngày 13/10, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9 đã giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mắc kẹt trong vùng giảm phát hai năm liên tiếp.

Số liệu nghiêm trọng hơn hẳn mức giảm 1,8% vào tháng 8 và ước tính giảm 2,5% của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Wall Street Journal.

Tuy nhiên, khi so với tháng liền trước, PPI tháng 9 chỉ sụt 0,6% - cải thiện một chút so với mức giảm 0,7% của tháng 8.

Giảm phát giá sản xuất xấu đi chủ yếu là do biến động giá nguyên liệu thô toàn cầu và nhu cầu trong nước còn hạn chế, nhà thống kê Dong Ljiuan của NBS cho hay. Theo ông Dong, giá kim loại đen (ferrous metal), dầu khí và than đá đều giảm mạnh vào tháng 9.

 

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 nhích 0,4% so với cùng kỳ - thấp hơn mức tăng 0,6% của tháng 8. Các nhà kinh tế ước tính CPI tháng 9 tăng 0,6% so với một năm trước.

Giá thực phẩm đi lên 3,3% so với cùng kỳ vào tháng 9, so với mức tăng 2,8% vào tháng 8. NBS cho biết giá thịt heo, rau tươi và trái cây đều tăng mạnh trong tháng vừa qua.

Giá các mặt hàng khác giảm 0,2% so với cùng kỳ do giá năng lượng tụt mạnh, đảo ngược mức tăng 0,2% vào tháng 8.

So với tháng liền trước, CPI tháng 9 đi ngang. Ngược lại, CPI tháng 8 nhích 0,4% so với tháng trước đó.

CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) đi lên 0,1%, đánh dấu mức tăng nhỏ nhất trong hơn ba năm.

Nhu cầu trong nước suy yếu, chủ yếu là do cuộc khủng hoảng kéo dài của thị trường bất động sản, đã thúc đẩy Bắc Kinh công bố một loạt các biện pháp kích thích vào tháng trước để vực dậy nền kinh tế.

Các biện pháp này bao gồm giảm lãi suất cho vay mua nhà, hạ lãi suất chính sách, giảm tỷ lệ trả trước của căn nhà thứ hai và bơm thêm hàng tỷ USD thanh khoản để các ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khả Nhân

'Giá điện tăng 10% sẽ tác động làm tăng CPI 0,33 điểm %'
Theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê, mặc dù trong 9 tháng đầu năm lạm phát được kiểm soát ở mức khá thấp song có rất nhiều rủi ro làm tăng CPI trong các tháng cuối năm. Trong đó, nếu giá điện tăng 10% sẽ tác động làm tăng CPI 0,33 điểm %.