|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chủ đề

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Một tháng trước khi Mỹ áp thuế đối ứng, xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt 12%

Một tháng trước khi Mỹ áp thuế đối ứng, xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt 12%

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vượt dự kiến trong tháng 3 khi các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu để tránh thuế quan trừng phạt của Mỹ, trong khi nhập khẩu tiếp tục giảm do nhu cầu trong nước trì trệ.
Quốc tế -12:18 | 14/04/2025
Giá NDT xuống đáy 17 năm, có phải Trung Quốc đang cân nhắc phá giá tiền tệ?

Giá NDT xuống đáy 17 năm, có phải Trung Quốc đang cân nhắc phá giá tiền tệ?

Biện pháp phá giá nhân dân tệ sẽ là con dao hai lưỡi với Trung Quốc.
Quốc tế -11:50 | 10/04/2025
Hôm nay, Trung Quốc sẽ họp khẩn bàn cách ứng phó thuế quan của ông Trump

Hôm nay, Trung Quốc sẽ họp khẩn bàn cách ứng phó thuế quan của ông Trump

Hiện tại, hàng hoá Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ sẽ chịu mức thuế quan 125%, trong khi hàng hoá Mỹ sang Trung Quốc bị áp thuế 84%.
Quốc tế -11:25 | 10/04/2025
Thương chiến với Mỹ chưa hết nóng, Trung Quốc đón thêm tin buồn khác

Thương chiến với Mỹ chưa hết nóng, Trung Quốc đón thêm tin buồn khác

Bài toán giảm phát của Trung Quốc vẫn chưa có lời giải, bằng chứng là số liệu giá tiêu dùng và giá sản xuất tháng 3.
Quốc tế -10:41 | 10/04/2025
Vì thuế quan của Mỹ, thế giới có nguy cơ đón thêm một cơn lũ hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc

Vì thuế quan của Mỹ, thế giới có nguy cơ đón thêm một cơn lũ hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc

Thuế quan của Tổng thống Trump có nguy cơ gây ra hiệu ứng domino trên toàn cầu khi hàng hóa Trung Quốc tìm kiếm thị trường mới.
Quốc tế -12:12 | 05/04/2025
Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm của Trung Quốc một ngày sau khi Mỹ công bố thuế quan đối ứng

Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm của Trung Quốc một ngày sau khi Mỹ công bố thuế quan đối ứng

Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Trung Quốc từ "A+" xuống "A" do lo ngại về tình hình tài chính và nợ công của nước này.
Quốc tế -10:25 | 04/04/2025
Thuế quan đối ứng của Mỹ có thể khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm 2 điểm %

Thuế quan đối ứng của Mỹ có thể khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm 2 điểm %

Các nhà kinh tế dự đoán thuế quan trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể khiến tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm từ 1 đến 2 điểm %.
Quốc tế -18:54 | 03/04/2025
Môi giới Trung Quốc tìm đủ cách để bán nhà: Giả làm bạn gái lừa kết hôn hoặc chỉ nhận cọc 1 USD

Môi giới Trung Quốc tìm đủ cách để bán nhà: Giả làm bạn gái lừa kết hôn hoặc chỉ nhận cọc 1 USD

Thị trường bất động sản ế ẩm buộc các nhà môi giới Trung Quốc phải áp dụng những chiến thuật khác thường để bán nhà.
Quốc tế -14:26 | 02/04/2025
Người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu chịu chi, cửa sáng cho nền kinh tế hé mở

Người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu chịu chi, cửa sáng cho nền kinh tế hé mở

Báo cáo thu nhập mới nhất của các doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy sự cải thiện trong chi tiêu của người tiêu dùng nước này, dù chi tiêu chưa trở lại mức trước đại dịch.
Quốc tế -08:24 | 28/03/2025
Bài toán đau đầu của Trung Quốc: Làm cách nào để rút tiền ra khỏi ví người dân?

Bài toán đau đầu của Trung Quốc: Làm cách nào để rút tiền ra khỏi ví người dân?

Người dân Trung Quốc vẫn rất thận trọng trong chi tiêu và tiếp tục duy trì thói quen tiết kiệm. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm nay, Trung Quốc phải tìm ra cách khiến người dân tiêu tiền.
Quốc tế -14:37 | 25/03/2025
Bia, người tiêu dùng và sự ảm đạm của nền kinh tế Trung Quốc

Bia, người tiêu dùng và sự ảm đạm của nền kinh tế Trung Quốc

Các nhà sản xuất bia đang phải cân nhắc lại chiến lược kinh doanh tại Trung Quốc khi tâm lý người tiêu dùng nơi đây chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch.
Quốc tế -22:10 | 23/03/2025
Sự bùng nổ xuất khẩu của Trung Quốc: Thách thức mới đối với các nền kinh tế đang phát triển

Sự bùng nổ xuất khẩu của Trung Quốc: Thách thức mới đối với các nền kinh tế đang phát triển

Các nền kinh tế công nghiệp hóa có thu nhập trung bình đang chứng kiến các chính sách “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” làm thay đổi mô hình sản xuất và thương mại hiện tại của họ.
Quốc tế -08:00 | 23/03/2025
Cơn lốc hàng Trung Quốc xoá sổ hàng triệu việc làm khắp thế giới, Indonesia là minh chứng rõ nhất

Cơn lốc hàng Trung Quốc xoá sổ hàng triệu việc làm khắp thế giới, Indonesia là minh chứng rõ nhất

Từ Indonesia cho đến Mexico, tình trạng mất việc làm có thể trở nên tồi tệ hơn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thêm thuế quan lên hàng hoá Trung Quốc, buộc đất nước tỷ dân phải chuyển hướng hàng xuất khẩu sang các thị trường khác.
Quốc tế -15:00 | 21/03/2025
Trung Quốc đón tín hiệu khả quan về nền kinh tế

Trung Quốc đón tín hiệu khả quan về nền kinh tế

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng lên trong hai tháng đầu năm, sản lượng công nghiệp cũng vượt quá kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế.
Quốc tế -11:55 | 17/03/2025
Thách thức lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay

Thách thức lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay

Trái ngược với Mỹ, Trung Quốc đang phải vắt óc suy nghĩ làm sao chi tiêu đủ để thúc đẩy nền kinh tế.
Quốc tế -16:21 | 15/03/2025
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc và những tác động đến thế giới

Nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà giảm tốc khi các trụ cột tăng trưởng chính là xuất khẩu và bất động sản cùng yếu đi. Vậy, nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức gì và nguyên nhân do đâu? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?

Theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2 của nước này thấp hơn so với quý 1, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ lại lập kỷ lục mới trong tháng 6. Đây là bằng chứng mới nhất cho thấy đà phục hồi đang ngày càng đuối của kinh tế Trung Quốc sau khi gỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID-19 hồi đầu năm.

Cụ thể hơn, khoảng 1/5 số lao động trẻ trong độ tuổi 16 - 24 ở Trung Quốc đang thất nghiệp. Nếu so với mức tăng trưởng 2,2% đạt được trong quý 1 thì tốc độ tăng trưởng của quý 2 lại chưa đầy một nửa. Đây là kết quả của tình hình doanh thu bán lẻ yếu, đầu tư suy giảm ở khu vực kinh tế tư nhân, và sự đảo chiều của xuất khẩu.

Bên cạnh đó, trong 7 tháng đầu năm 2023, đầu tư vào bất động sản tại Trung Quốc đã sụt 8,5% so với cùng kỳ. Đây là mức giảm mạnh nhất trong năm nay, trong bối cảnh một loạt dữ liệu yếu kém che mờ triển vọng kinh tế của Trung Quốc.

Theo ông Michael Chang, nhà môi giới của CGS-CIMB Securities, nếu bất động sản tiếp tục yếu đi, chính phủ có thể yêu cầu các nhà băng cấp thêm khoản vay cho ngành này.

Với kịch bản đó, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ sụt giảm và việc phân bổ tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp trục trặc là không hề khôn ngoan. Từ đó, khiến nền kinh tế giảm tốc nhanh hơn nữa.

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc tác động như thế nào tới kinh tế thế giới?

Kinh tế Trung Quốc trên đà giảm tốc có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của toàn thế giới. Sự suy giảm từ một “đầu tàu” không những làm chậm lại sự tăng trưởng mà còn đe doạ cho sự suy giảm chung của nhiều quốc gia có quan hệ kinh tế mật thiết.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2 giảm so với quý 1 và tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ của nước này lập kỷ lục mới trong tháng 6/2023. Điều này cho thấy sự giảm tốc rõ rệt của đất nước đông dân thứ hai thế giới (sau Ấn Độ).

Theo đó, sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc đã dần cho thấy sức ảnh hưởng đến sự phát triển chung trên toàn cầu. Một đợt giảm tốc kéo dài của kinh tế Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho một số công ty đa quốc gia và các nhà sản xuất nguyên vật liệu thô.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là quốc gia chiếm khoảng 15% thương mại toàn cầu và ước tính đóng góp đến 1/4 vào tăng trưởng của kinh tế toàn cầu tính đến hết 2026. Do vậy, đà tăng trưởng suy yếu rõ rệt trong thời gian gần đây của quốc gia gây áp lực giảm giá lên nhiều hàng hoá cơ bản.

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào các nhà sản xuất hàng hoá cơ bản, nhất là các thị trường mới nổi có sự phụ thuộc lớn vào nhu cầu Trung Quốc.

Đặc biệt, giá quặng sắt, mặt hàng Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Australia và Brazil, đã rớt giá hơn một nửa trong thời gian từ giữa tháng 7 đến nay, do mối lo về nhu cầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn tích cực hơn, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ góp phần làm giảm mối nguy hại về lạm phát. Nếu Trung Quốc tăng trưởng nóng, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ bị kéo căng hơn nữa và giá cả hàng hoá sẽ tiếp tục leo thang.

Những thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc

Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với 4 thách thức lớn.

Thứ nhất: Người tiêu dùng ngày càng thận trọng trong việc chi tiêu.

Theo dữ liệu công bố trong tháng 7 cho thấy, doanh số bán lẻ tăng 3,1% trong tháng 6, thấp hơn so với mức 12,7% trong tháng 5, đánh dấu mức tăng chậm nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, khi nước này gỡ bỏ hầu hết các hạn chế về Covid-19.

Thứ hai: Các doanh nghiệp tư nhân, chủ chốt của nền kinh tế và là nguồn tạo việc làm lớn nhất, còn do dự trong vấn đề tuyển dụng hoặc đầu tư mới.

Theo ghi nhận, việc đầu tư làm đường và cơ sở hạ tầng từ các doanh nghiệp tư nhân đã giảm 0,2%, trong khi đầu tư của khu vực nhà nước lại tăng 8,1% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đạt mức cao kỷ lục mới. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp từ 16 - 24 tuổi lên đến 21,3% trong tháng 6, phá vỡ mức kỷ lục 20,8% trước đó được thiết lập vào tháng 5.

Các chuyên gia dự báo, tỷ lệ này có thể tăng thêm trước khi giảm dần sau tháng 8. Nguyên nhân là vì một số lượng lớn sinh viên đại học và những người tìm việc làm trẻ tuổi khác dự kiến sẽ tham gia vào thị trường lao động trong mùa tốt nghiệp.

Thứ ba: Thị trường bất động sản vẫn sa lầy trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất. Ghi nhận cho thấy, đầu tư vào ngành bất động sản đã giảm 7,9% trong 6 tháng đầu năm nay. Ngoài ra, nguồn cầu cũng suy yếu với lượng bán giảm 5,3% tính theo diện tích sàn.

Thứ tư: Nền kinh tế toàn cầu đang lao dốc càng gây thêm khó khăn cho Trung Quốc.

Theo số liệu hải quan công bố, xuất khẩu của nước này đã giảm 12,4% trong tháng 6; nhập khẩu giảm 6,8% so với dự đoán của thị trường.

Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng, Ngân hàng Nhân dân trung Quốc đã quyết định giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, Chính phủ cũng gia hạn giảm thuế cho người tiêu dùng đến năm 2027.

Trên đây là toàn bộ những nội dung, thông tin liên quan đến vấn đề “kinh tế Trung Quốc giảm tốc”. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ và cập nhật chính xác tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay nhanh nhất.

Data Talk | The Catalyst 05: Đánh giá hiệu quả đầu tư các quỹ và chiến lược hành động quý II
Data Talk | The Catalyst #05 mổ xẻ hiệu suất các quỹ Việt trong quý I/2025, phân tích chiến lược phân bổ danh mục và thời gian nắm giữ của các quỹ, đồng thời gợi ý cách nhà đầu tư cá nhân chọn quỹ phù hợp khẩu vị rủi ro và chiến lược hành động cho quý II.