|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chuỗi cửa hàng Mothercare ở Anh liên tục thua lỗ

20:25 | 04/11/2019
Chia sẻ
Mothercare cho biết đang siết chặt quản lí mảng kinh doanh thua lỗ ngay tại thị trường trong nước và nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới hơn 2.000 việc làm.

Mothercare, nhà bán lẻ các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh của Anh, ngày 4/11 ra thông báo nhấn mạnh quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh các cửa hàng của hãng tại Anh không thể mang lại mức lợi nhuận theo cấu trúc vốn.

Hơn nữa, công ty này không thể tiếp tục đáp ứng được các nhu cầu tiền mặt hiện nay của chuỗi cửa hàng ở thị trường trong nước.

Tuy vậy, các hoạt động của Mothercare tại Anh sẽ được tự do tiếp tục kinh doanh trong khuôn khổ kinh doanh thông thường và không ảnh hưởng tới các vị trí việc làm tương lai.

Ngay sau thông tin trên, trong phiên giao dịch sáng cùng ngày, giá cổ phiếu của Mothercare đã giảm 29% xuống mức 8,01 cent/cổ phiếu.

Hồi tháng 3 năm nay, Mothercare thông báo thu lợi nhuận 28,3 triệu bảng Anh (36,6 triệu USD) từ hơn 1.000 cửa hàng của hãng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, các hoạt động của hãng chỉ riêng tại thị trường Anh cùng kỳ thua lỗ tới 36,3 triệu USD (47,06 triệu USD).

79 cửa hàng ở Anh của thương hiệu nổi tiếng toàn cầu suốt 58 năm qua này thường ở trong tình trạng thua lỗ nhiều năm liền.

Giới phân tích tài chính cho rằng các vấn đề của Mothercare là do sự phát triển chậm của hãng ở mảng kinh doanh trực tuyến và những chiến dịch tiếp thị không hiệu quả.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng của Anh đã buộc phải đóng cửa do cạnh tranh với chuỗi các cửa hàng bán lẻ lớn và các "ông lớn" trực tuyến như Amazon.

Các nỗ lực tái cấu trúc của những thương hiệu này đã gặp phải rào cản do tâm lý e ngại của giới đầu tư trong bối cảnh bất ổn liên quan cuộc khủng hoảng Brexit (chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu).

Minh Tâm

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.