|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chuỗi cà phê ngoại đang vật lộn tại Việt Nam, giải quyết được bài toán này, cơ hội vẫn còn rất lớn đối với họ

14:42 | 25/12/2019
Chia sẻ
Startbucks đang là thương hiệu cà phê ngoại hiếm hoi sống ổn ở Việt Nam, theo nhận định từ CNBC.

Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, Việt Nam được đánh giá là một thị trường cực kì am hiểu cà phê. Theo CNBC, một trong những loại cà phê nổi tiếng nhất chính là cà phê sữa, được làm ngọt bằng sữa đặc.

Thông thường, cà phê Việt Nam được sản xuất bằng cách ủ hạt cà phê robusta (hạt vối), có vị đắng và hàm lượng cafein cao hơn so với cà phê được ủ bằng hạt arabica. Hạt robusta có mặt ở hầu hết khu vực tại Việt Nam, trong khi dòng cà phê làm từ arabica lại được phục vụ chủ yếu ở châu Âu.

Các thương hiệu cà phê ngoại đang vật lộn tại Việt Nam - Ảnh 1.

Starbucks là chuỗi cà phê ngoại hiếm hoi sống sót tại Việt Nam. Nguồn: candidanimal

Theo Euromonitor International, thị trường cà phê và các loại trà uống tại Việt Nam đang có giá trị lên tới 1 tỉ USD. Điều này đến từ việc bùng nổ tầng lớp trung lưu tại đây.

Hiện tại, các chuỗi cà phê nội địa đang chiếm ưu thế so với các chuỗi cà phê ngoại nhập. Mức giá rẻ và nhạy cảm với thị trường tốt hơn giúp các chuỗi nội địa chiếm ưu thế lớn so với các đối thủ đến từ nước ngoài như Starbucks.

Một ví dụ khác nữa chính là chuỗi cà phê Jean Jean của Australia, đã phải biến mất khỏi thị trường Việt Nam từ năm 2017. Đến nay, Startbucks là chuỗi cà phê quốc tế hiếm hoi còn tồn tại ở đây.

Chuỗi cà phê ngoại đang vật lộn tại Việt Nam, giải quyết được bài toán này, cơ hội vẫn còn rất lớn đối với họ - Ảnh 2.

Thị trường cà phê và trà uống của Việt Nam được nhận định có giá trị 1 tỉ USD. Nguồn: Highland

"Chúng tôi thấy rằng thương hiệu Coffee Bean & Tea Leaf đã không hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. 

Họ không đáp ứng được một mức giá phải chăng như hãng bản địa Highland, họ cũng không cung cấp được các loại đồ uống bản địa hóa theo mùa như Starbucks. 

Nên nhớ rằng đó là lí do để Starbucks bán cà phê giá cao", Grace Chia, nhà phân tích cao cấp tại Euromonitor International, chia sẻ.

Vì những yếu tố trên, CNBC đang nhận định Việt Nam vẫn là một thị trường cực kì tiềm năng cho các chuỗi cà phế quốc tế. 

Hầu hết thương hiệu lớn trên thế giới đang phải vật lộn ở thị trường Việt Nam và chỉ cần giải quyết được bài toán giá cả và độc đáo, cơ hội vẫn còn rất lớn đối với họ.

Tiểu Phượng