|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Mỹ 20/11: Dow Jones mất hơn 550 điểm, xóa sạch thành quả năm 2018

23:33 | 20/11/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 20/11 sụt giảm sâu xuống mức thấp hơn thời điểm đầu năm do các cổ phiếu ngành bán lẻ và công nghệ diễn biến tiêu cực.
chung khoan my 2011 dow jones mat hon 550 diem xoa sach thanh qua nam 2018 Chứng khoán Mỹ 19/11: Cổ phiếu công nghệ đi xuống, Dow Jones giảm gần 400 điểm

Cụ thể, chỉ số gồm 30 bluechip Dow Jones giảm 551,8 điểm còn 24.465,64 điểm trong khi chỉ số S&P 500 mất 1,8% và đóng cửa ở 2.641,89 điểm. Trước phiên này, hai chỉ số vẫn cao hơn mức đầu năm lần lượt là 1,2% và 0,6%. Tuy nhiên kết phiên, cả hai chỉ số đều đã tụt xuống dưới ngưỡng đầu năm, toàn bộ thành quả tăng điểm đã đổ xuống sông xuống bể.

Chỉ số Nasdaq mất 1,7%, đóng cửa ở 6.908,82 điểm, tuy vậy chỉ số này vẫn còn xanh nhẹ so với đầu năm.

chung khoan my 2011 dow jones mat hon 550 diem xoa sach thanh qua nam 2018
Diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ ngày 20/11. Nguồn: Bloomberg.

Tính đến 11h23 giờ Mỹ, chỉ số Dow Jones mất 417 điểm, tương đương 1,67%. Trước đó có lúc chỉ số này mất tới gần 550 điểm. Phiên thứ Hai đầu tuần (19/11), chỉ số này cũng giảm gần 400 điểm.

Tương tự, chỉ số S&P 500 giảm 1,03% trong khi chỉ số Nasdaq mất 1,18%.

Trước phiên 20/11, chỉ số Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đang cao hơn mức đầu năm 2018 lần lượt là 1,2%, 1,8% và 0,6%. Hiện Dow Jones và S&P đã tụt xuống dưới mức đầu năm.

Giá cổ phiếu hãng bán lẻ Target sụt 10,5% sau khi công ty này công bố lợi nhuận quí vừa qua thấp hơn kì vọng. Công ty này cũng công bố doanh số cùng cửa hàng (một thước đo quan trọng khi phân tích doanh nghiệp bán lẻ) không đạt dự báo.

Sự sụt giảm này khiến quỹ ETF SPDR S&P Retail (XRT) mất 3,4%. Cổ phiếu của các hãng bán lẻ khác trong XRT là Kohl’s, L Brands và Macy’s cũng giảm lần lượt 9,2%, 17,7% và 3,4%.

Ông Craig Callahan, giám đốc quỹ Icon Funds nhận định: “Tôi nghĩ nguyên nhân của đợt sụt giảm này là những lo lắng một đợt suy thoái kinh tế. Tôi cho rằng những lo lắng này là sai lầm nhưng những người tin vào sự lo lắng này lại đang chi phối toàn thị trường”.

Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực còn do các cổ phiếu công nghệ phổ biến FAANG (Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet) càng ngày càng lún sâu vào suy thoái.

Các cổ phiếu của Facebook và Alphabet đều có lúc giảm ít nhất 1,7% tuy nhiên về cuối phiên đã hồi phục và tăng nhẹ. Trong khi đó cổ phiếu của Amazon và Netflix giảm khoảng 1%. Apple đóng cửa sụt 4,8%.

Ông Dario Perkins, giám đốc bộ phận vĩ mô toàn cầu tại TS Lombard nhận định: “Những điểm yếu bất ngờ, ngắn hạn của nhóm cổ phiếu công nghệ có thể có tác động đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu, tạo thêm áp lực lên một môi trường vĩ mô vốn đã ảm đạm. Việc nhóm cổ phiếu FAANGs tiếp tục giảm sâu cũng có thể kéo tụt cả thị trường chứng khoán Mỹ”.

Cổ phiếu Apple dẫn đầu đà giảm của nhóm FAANG do nhà đầu tư lo ngại doanh số bán iPhones có thể sẽ chậm lại. Gần đây nhất, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs điều chỉnh giảm mức giá mục tiêu của cổ phiếu Apple.

Các chỉ số chính cũng chịu áp lực khi giá dầu thô lao dốc đẩy khối cổ phiếu năng lượng giảm sâu. Hợp đồng tương lai Dầu thô WTI mất giảm hơn 6%do lo ngại về nguồn cung dầu tăng lên trên phạm vi toàn cầu. Nhóm cổ phiếu năng lượng trong chỉ số S&P 500 sụt 3,3%, là nhóm có mức giảm mạnh nhất trong bộ chỉ số.

Cổ phiếu Boeing giảm 1% sau khi công ty này hủy một cuộc điện đàm với các hãng hàng không để thảo luận các hệ thống trên dòng máy bay B737 MAX. Tháng trước, một chiếc B737 MAX gặp tai nạn khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng.

Xem thêm

Song Ngọc