Chứng khoán Mỹ (14/1) giao dịch tiêu cực trước mùa báo cáo thu nhập công ty
Chứng khoán Mỹ (11/1) đồng loạt đi xuống, Dow Jones và S&P 500 vẫn tăng 2% trong tuần |
Chứng khoán Mỹ 15/1 ngập tràn sắc xanh, Dow Jones lấy lại mốc 24.000 |
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 86,11 điểm, đóng cửa ở mức 23.909,84 điểm do Merck và Apple. S&P 500 đã giảm 0,54% xuống còn 2.582,61 điểm do ngành công nghệ, chăm sóc sức khỏe và tiện ích giao dịch kém tích cực.
Nasdaq Composite giảm 0,9% xuống còn 6.905,92 điểm. Thứ Hai cũng đánh dấu lần đầu tiên trong năm, các chỉ số ghi nhận hai phiên giảm liên tiếp.
Diễn biến chứng khoán Mỹ phiên 14/1. Nguồn: Bloomberg |
Cổ phiếu của Amazon, Apple, Netflix và Alphabet đều giảm ít nhất 1%. Lĩnh vực công nghệ S&P 500 cũng giảm 0,9%.
Diễn biến đảo chiều vào thứ Hai khi các chỉ số chính tăng mạnh vào tuần trước. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 cũng ghi nhận chuỗi tăng điểm ba tuần. Vốn hóa thị trường hồi phục từ đợt bán tháo vào tháng 12 lại nhanh chóng đưa S&P 500 vào lãnh thổ thị trường gấu.
Theo Lindsey Bell, chiến lược gia tại CFRA Research, lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng ồ ạt trong ba quý đầu năm ngoái, ít nhất 25% trong khoảng thời gian đó. Lợi nhuận của S&P 500 dự kiến sẽ tăng 12,6% trong quý IV.
Tuy nhiên, ông David Kostin, chiến lược gia tại Goldman Sachs cho biết.ăng trưởng thu nhập sẽ khó đến vào năm 2019. Kostin cho biết tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 có thể giảm tới 3% khi nền kinh tế chậm lại, đồng USD gia tăng giá trị và giá dầu vẫn ở mức thấp.
Một trong những mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư là tăng trưởng thu nhập chậm lại bao nhiêu. Kỳ vọng về thu nhập quý IV đã giảm rất nhiều trong một hoặc hai tháng qua. Vì vậy, nhà đầu tư có thể lo lắng nếu các công ty dự báo thấp hơn và nói rằng 2019 có thể là một năm đầy thách thức.
Mùa thu nhập quý IV theo lịch bắt đầu với báo cáo của Citigroup. Ngân hàng dự báo tăng trưởng nhưng cũng cho biết doanh thu giao dịch cố định đã giảm 21%.
Các nhà đầu tư cũng lo lắng sau khi dữ liệu công bố xuất nhập khẩu tháng 12 ở Trung Quốc giảm đột ngột. Những con số này làm tăng thêm mối lo ngại về sự chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.