|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Mỹ 13/8: Đồng loạt đi xuống khi khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục 'rình rập', Dow Jones mất hơn 120 điểm

06:45 | 14/08/2018
Chia sẻ
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến đồng lira sụt giá mạnh đã thực sự tác động tâm lý đến nhà đầu tư.

 
chung khoan my 138 dong loat di xuong khi khung hoang tho nhi ky tiep tuc rinh rap dow jones mat hon 120 diem Chứng khoán Mỹ 10/8: Khủng hoảng tài chính Thổ Nhĩ Kỳ khiến thị trường chao đảo, Dow Jones ‘bay’ gần 200 điểm

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 125,44 điểm, đóng cửa ở mức 25.187,7 điểm, với Goldman Sachs và J.P Morgan Chase đều giảm hơn 1%. Chỉ số S&P 500 giảm 0,4% còn 2.821,93 điểm khi vật liệu và năng lượng tụt dốc, sụt giảm 4 phiên liên tiếp sau 4 tháng.

Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,25% xuống 7.819,71 điểm, nhưng Amazon và Apple vẫn tăng 1%. Cổ phiếu Tesla tăng 0,3% sau khi Giám đốc điều hành Elon Musk cho biết quỹ Saudi Arabia đã mua khoảng 5% cổ phần công ty, trị giá khoảng 2 tỷ USD. Nhóm nguyên vật liệu giảm 1%, dẫn đầu là cổ phiếu của Mosaic, giảm 3,6%. Cổ phiếu năng lượng cũng giảm 1,2% do dầu thô Mỹ chạm mức thấp nhất trong 7 tuần.

chung khoan my 138 dong loat di xuong khi khung hoang tho nhi ky tiep tuc rinh rap dow jones mat hon 120 diem
Diễn biến chỉ số chính phiên 13/8. (Nguồn: Bloomberg)

“Nhìn chung, các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn với một câu chuyện như Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro trong ngắn hạn nhưng nhìn vào bức tranh tổng thể, mọi thứ vẫn tốt”, Jennifer Ellison, giám đốc tại BOS nói.

Đồng lira chỉ một thời gian ngắn đã mất 20% giá trị vào thứ Sáu (10/8) và nhanh chóng giảm sâu sau đó.

Căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng sau khi một phái đoàn của quốc gia này trở về từ Washington mà không đạt được thỏa thuận về việc giam giữ mục sư Mỹ Andrew Brunson, người bị buộc tội hỗ trợ nhóm đảo chính vào năm 2016.

Larry Benedict, Giám đốc điều hành của The Opportunistic Trader cho biết có thể cảm nhận rất rõ phản ứng này trên toàn cầu. “Các thị trường từ Trung Quốc đến châu Âu đều đi xuống”, ông nói. Benedict chia sẻ thêm rằng thị trường sẽ điều chỉnh nhưng nhà đầu tư không nên suy nghĩ tiêu cực.

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách trấn an nhà đầu tư vào thứ Hai, tiếp tục theo dõi tình hình và sẵn sàng có các biện pháp khẩn cấp như siết chặt chính sách tiền tệ hay bán ngoại tệ để cứu lira.

Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã được một phen quay cuồng khi tỷ lệ lạm phát đạt 16% trong tháng trước, cao hơn tính toán 5% của ngân hàng trung ương.

Cổ phiếu thị trường mới nổi giảm mạnh vào thứ hai, với quỹ IShares MSCI Emerging Markets (EEM) giảm 1,6%. Quỹ ETF cũng đóng cửa mất 18,4% so với mức cao nhất trong 52 tuần. Cổ phiếu Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu khi giảm 11%.

“Vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ lớn đến nỗi họ cần can thiệp điều gì đó đặc biệt để ngăn chặn cuộc khủng hoảng”, ông Jose Luis Daza, giám đốc đầu tư của QSR Capital Management cho hay.

“Trong giai đoạn hiện tại, đó là cuộc khủng hoảng ngoại hối và sẽ có khả năng biến thành khủng hoảng tín dụng. Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh nợ USD khá nhiều trong khi Ngân hàng Trung ương có mức dự trữ ròng thấp nhất so với các thị trường mới nổi. Tất cả những điều này đang cộng hưởng cùng nhau”, Daza nhận định.

Chứng khoán châu Âu cũng trượt dốc khi chỉ số Stoxx 600 giảm 0,3%. Dax Đức mất 0,5%. Omar Aguilar, giám đốc đầu tư cổ phiếu tại Charles Schwab Investment Management cho biết tình hình Thổ Nhĩ Kỳ cũng như lo ngại thương mại kéo dài sẽ dẫn đến “biến động lớn hơn”. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập tăng mạnh có thể dẫn dắt thị trường vượt lên.

Xem thêm

Nhật Huyền