Ngày 13/8: Chứng khoán châu Á trượt dốc, Nikkei 'bay' 440 điểm trong bối cảnh đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ mất giá mạnh
Ngày 10/8: Bất ổn thương mại xoay vòng khiến chứng khoán châu Á giảm nhẹ |
Chỉ số Nikkei 225 giảm 440,65 điểm (1,98%), đóng cửa ở mức 21.857,43 điểm trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ đang xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng Yên (JPY) được giao dịch ở mức 110,30 JPY/USD lúc 14h45 giờ địa phương.
Cổ phiếu nhóm ngành xuất khẩu giảm mạnh, với các nhà sản xuất ô tô và thiết bị điện gồm Toyota Motor (-2,1%) và Canon (-2,45%). Chỉ số vận tải biển mất 3,37% trong bối cảnh suy giảm rộng.
(Ảnh minh họa) |
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 1,5% xuống còn 2.248,45 điểm do nhóm công nghệ sụt giảm, Samsung Electronics mất 0,77%. Tại Úc, chỉ số S&P/ASX 200 đóng cửa giảm 0,42% xuống còn 6.252,20 điểm.
Không khả quan hơn, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,51% vào lúc 15h00 giờ địa phương, dẫn đầu là sự suy giảm trong ngành dịch vụ.
Trong khi đó, Shanghai Composite giảm 0,34% còn 2.786,25 điểm và chỉ số CSI 300 blue-chip giảm 0,43%. Tuy nhiên, Shenzen Composite tăng 0,31%. Một số thị trường mới nổi khác cũng giảm trong tình trạng tương tự.
Các cổ phiếu ở Indonesia như Jakarta Composite giảm 3,32% lúc 15h00 giờ địa phương. Chỉ số chứng khoán MSCI ở Châu Á Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 1,43%.
Việc đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá mạnh trong phiên đầu tuần đã gây ảnh hưởng đến tâm trí nhà đầu tư. Lira đã vượt qua mức 7,2 TRY/USD, chạm mức thấp nhất trong ngày nhưng sau đó đã về khoảng 6,8 TRY/USD, giảm 6% so với USD sau khi Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ công bố các biện pháp kinh tế nhằm chống khủng hoảng tài chính.
Mặc dù thị trường chịu sự điều chỉnh nhưng rủi ro lây lan từ cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ được coi là ít tác động nhiều đến châu Á. “Thị trường mới nổi như châu Á vẫn còn nhiều tiềm năng”, Vasu Menon, phó chủ tịch quản lý tài sản tại Ngân hàng OCBC cho hay.
Đà sụt giảm xảy ra sau khi chứng khoán Mỹ với chỉ số Dow Jones giảm 196,09 điểm (-0,77%) phiên 10/8, đóng cửa ở mức 25.313,14 điểm, đồng thời xóa đi mức tăng trong suốt một tháng qua.
Thị trường ở châu Âu cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ do các nhà đầu tư lo ngại về sự sụt giảm của lira có thể lan rộng ra các ngân hàng trong khu vực. Chỉ số Stoxx 600 giảm hơn 1% vào cuối phiên.
Tại giao dịch hàng hóa, giá dầu giảm sau khi tăng trong phiên trước do sự lo ngại về nguồn cung. Dầu thô Brent giảm 0,32% xuống 72,58 USD/thùng và dầu thô Mỹ WTI (West Texas Intermediate) giảm 0,16% xuống còn 67,52 USD.
Xem thêm |