|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Mỹ 11/10: Giảm thêm 546 điểm trong hoảng loạn, Dow Jones mất tổng cộng gần 1.400 điểm sau hai ngày

23:11 | 11/10/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán Mỹ 11/10 có khởi đầu tích cực nhưng sau đó đảo chiều, chỉ số Dow Jones kết phiên giảm 545,91 điểm, Nasdaq mất 1,3%, S&P 500 đã thủng ngưỡng hỗ trợ bình quân trượt 200 ngày (MA200).
chung khoan my 1110 giam them 546 diem trong hoang loan dow jones mat tong cong gan 1400 diem sau hai ngay Chứng khoán Mỹ ngày 10/10: Dow Jones mất hơn 830 điểm trong phiên thị trường đỏ lửa

Kết phiên 11/10, chỉ số Dow Jones dừng ở 25.052,83 điểm, giảm 545,91 điểm so với giá mở cửa. Cùng với mức giảm 831,83 điểm phiên trước đó, tổng cộng Dow Jones đã mất 1.377,74 điểm sau hai phiên nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo.

Chỉ số S&P 500 giảm 2,1% xuống 2.7828,37 điểm, đây là phiên giảm thứ 6 liên tiếp của chỉ số này, đồng thời kéo chỉ số này xuống dưới ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng là đường bình quân trượt 200 ngày (MA200) lần đầu tiên kể từ tháng 4.

Chỉ số Nasdaq giảm 1,3% còn 7.329,06 điểm.

chung khoan my 1110 giam them 546 diem trong hoang loan dow jones mat tong cong gan 1400 diem sau hai ngay
Diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ ngày 11/10. Nguồn: Bloomberg.

Trong phiên, có lúc chỉ số Dow Jones giảm tới 698,97 điểm. Sau đó các chỉ số cùng phục hồi sau khi có thông tin Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại Hội nghị G-20 tháng sau, nhà đầu tư hy vọng một cuộc chiến tranh tổng lực giữa hai quốc gia có thể sẽ không diễn ra.

Trong quá khứ, tháng 10 thường diễn ra những đợt bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán. Tháng 10 năm nay tỏ ra cực kỳ đáng sợ đối với nhà đầu tư. Chỉ số S&P 500 đã mất 6% từ đầu tháng đến nay, tính trong cả năm 2018, chỉ số này chỉ tăng vỏn vẹn 2%.

Cổ phiếu tài chính là nhóm có diễn biến tiêu cực thứ hai trong rổ S&P 500 khi giảm gần 3%. Cổ phiếu các ngân hàng JP. Morgan Chase mất 3%, Citigroup mất 2,2%, Wells Fargo cũng giảm 1,9%.

Lợi suất trái phiếu chính phủ giảm khỏi đỉnh cao nhất nhiều năm, kỳ hạn 10 năm còn 3,13%, kỳ hạn 2 năm còn 2,84%. Quỹ ETF iShares 20+ Year Treasury Bond tăng 1,2% khi nhiều nhà đầu tư đổ xô mua vào trái phiếu để 'tránh bão'.

Các cổ phiếu công nghệ không thể phục hồi sau khi giảm mạnh trong phiên trước. Phiên 11/10, Netflix tiếp tục giảm 1,1% dù có lúc có sắc xanh. Apple giảm 0,9%, Amazon giảm 2%, phiên trước cổ phiếu này mất 6,2%.

Sự sụt giảm mạnh của các chỉ số trong phiên 11/10 còn đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Thanh khoản chứng chỉ quỹ ETF SPDR S&P 500 tăng vọt lên gần 260 triệu đơn vị, trong khi bình quân 30 ngày trước đó chỉ là 72,8 triệu đơn vị.

chung khoan my 1110 giam them 546 diem trong hoang loan dow jones mat tong cong gan 1400 diem sau hai ngay

Trước đó vào phiên 10/10, chỉ số Dow Jones giảm hơn 830 điểm, tương đương 3,15%. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 3,29%. Theo số liệu từ Birinyi Associates, đây là lần thứ 28 kể từ năm 2011 chỉ số S&P 500 giảm trên 2%. Các cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà giảm trong phiên 10/10. Nhóm công nghệ của chỉ số S&P 500 có phiên giảm điểm mạnh nhất trong suốt 7 năm qua.

Đầu phiên 11/11, các chỉ số giao dịch khởi sắc và đồng loạt có sắc sanh sau khi số liệu lạm phát mới công bố thấp hơn dự kiến. Cụ thể, chính phủ Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,1% trong tháng 9 trong khi mức kỳ vọng là 0,2%.

Những dữ liệu này đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ xuống dưới đỉnh cao nhất nhiều năm, trong đó lợi suất kỳ hạn 10 năm giao dịch quanh mức 3,167% (phiên trước là 3,23%) còn lợi suất kỳ hạn 2 năm cũng giảm còn 2,848%.

Ông Chris Rupkey, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng MUFG Union Bank, nhận định: “Có thể nền kinh tế đang tăng trưởng nóng nhưng chưa tới mức khiến áp lực lạm phát tăng lên và không đủ để các nhà làm chính sách của Fed phải nâng lãi suất".

Việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng lên đã khiến nhà đầu tư lo lắng trong những phiên giao dịch trước đây vì nguy cơ chi phí vay mượn tăng lên có thể làm giảm tốc nền kinh tế. Đồng thời diễn biến của lãi suất cũng khiến nhà đầu tư lo lắng về tương lai của chính sách tiền tệ Mỹ. Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed đã tăng lãi suất ba lần trong năm nay và được kỳ vọng sẽ tăng thêm một lần nữa từ nay đến cuối năm.

Về phần mình, Tổng thống Donald Trump liên tục chỉ trích chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed. Hôm 10/10, ông Trump cho rằng Fed đang “phạm phải một sai lầm” khi tăng lãi suất. Trả lời phỏng vấn hãng Fox News qua điện thoại, ông Trump cho biết ông không hài lòng với chính sách của Fed và rằng ngân hàng trung ương này đã “hóa điên” và rằng không có lý do nào để ủng hộ việc Fed tiếp tục tăng lãi suất theo tiến độ như hiện nay.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde phản đối phát biểu của ông Trump và khẳng định bà sẽ không bao giờ dùng từ “điên rồ” để nói về Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Phiên 11/10, chỉ số biến động Cboe Volatility index (VIX), được coi là thước đo nỗi sợ hãi quan trọng nhất của thị trường, tăng lên ngưỡng cao nhất kể từ ngày 28/3 sau đó giảm nhẹ.

Theo ông Jeff Chang, giám đốc điều hành tại Cboe Vest, “Nếu thị trường tiếp tục giảm và nhà đầu tư tìm kiếm những nơi trú ẩn an toàn khác như quyền chọn, nhiều khả năng chỉ số VIX sẽ còn tiếp tục tăng cao”.

Xem thêm

Song Ngọc

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.