|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chủ tịch Vietravel: 'Không có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp thì khó có thể bơm 400.000 tỷ đồng vào nền kinh tế'

16:44 | 13/12/2022
Chia sẻ
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel, thiết kế chính sách tín dụng cho doanh nghiệp trước và sau dịch hiện chưa có nhiều khác biệt. Nếu trước và sau dịch tiêu chuẩn cho vay như nhau, phải chăng đại dịch là vô nghĩa?

Bàn về những khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay và giải pháp tại Toạ đàm "Tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp" do Báo Người Lao động tổ chức sáng 13/12, hầu hết chuyên gia và doanh nghiệp đều đồng thuận, các doanh nghiệp hiện đang thiếu vốn, tuy nhiên yếu tố vốn chưa phải là tất cả.

Phản ánh khó khăn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thiết kế chính sách tín dụng cho doanh nghiệp trước và sau dịch hiện chưa có nhiều khác biệt.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel (Ảnh: Người Lao động).

"Nếu trước và sau dịch tiêu chuẩn cho vay như nhau, phải chăng đại dịch là vô nghĩa", ông Kỳ đặt vấn đề và đề nghị Chính phủ, NHNN sắp xếp lại tiêu chí, điều kiện cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và có định chế cho các ngân hàng thực hiện bởi sự suy sụp đình trệ của doanh nghiệp chỉ là nhất thời.

Theo ông Kỳ nếu không có chính sách đi trước, các tổ chức tài chính và ngân hàng đi sau thì khó có thể bơm 400.000 tỷ đồng vốn tín dụng vào nền kinh tế trong một thời gian ngắn như vậy bởi bối cảnh hiện nay, phần lớn doanh nghiệp đều gặp khó khăn nhất thời nên rất khó đáp ứng được các điều kiện cho vay.

"Sau dịch bệnh, doanh nghiệp như người ốm cần oxy, tài chính là oxy mà chia nhau thế này thì doanh nghiệp không thể khoẻ được", Chủ tịch Vietravel nói và nêu ví dụ về việc Chính phủ có chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho một số đối tượng nhưng không có doanh nghiệp du dịch dù ngành này đang thiếu vốn trầm trọng.

TS. Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả, Bộ Tài Chính (Ảnh: Báo Công Thương).

TS. Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả, Bộ Tài Chính thì đánh giá dòng vốn chỉ là một trong những yếu tố mà hiện nay đã ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Vì vậy, khi bàn về tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp thì cần phối hợp đồng bộ với những khó khăn hàng đầu.

Dẫn số liệu từ khảo sát của Tổng cục thống kê rằng 100% doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn về chi phí đầu vào, đứt gãy chuỗi giá trị, ông Ánh cho biết, đây là những khó khăn hàng đầu đối với doanh nghiệp, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phía Nam đang phải cho giãn, hoãn người lao động. 

Với riêng khó khăn về vốn, vấn đề lãi suất sẽ chỉ nằm ở khoảng thứ 4, thứ 5, tức là còn nhiều vấn đề quan trọng hơn lãi suất như: Hạn mức tín dụng, điều kiện cho vay,.... Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã gửi công điện cho NHNN về tăng tín dụng và đặc biệt sử dụng tích cực hơn cho việc hỗ trợ lãi suất 2% từ gói 348.000 tỷ đồng.

Vấn đề lớn nhất hiện nay là phối hợp đồng bộ các chính sách; cần chính sách chung và lựa chọn nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua tăng tín dụng cho nền kinh tế hoặc lãi suất cho vay không quá cao.

Nhưng khi nới lỏng tiền tệ thì phải đối phó với nguy cơ lạm phát, khi thông tin lạm phát lõi đang gia tăng, thì nguy cơ lạm phát tiền tệ trong năm 2023. Do đó, TS. Ánh lưu ý các yếu tố liên quan cần được chú ý để tiếp tục kiểm soát lạm phát vì sẽ ảnh hưởng đến chính sách tài khóa, chính sách thuế… cần áp dụng chính sách vĩ mô theo chu kỳ.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng khuyến nghị hệ thống ngân hàng cần đánh giá rủi ro về nợ xấu, cũng như khả năng hấp thụ lượng vốn vài trăm ngàn tỷ đồng từ nay tới hết năm và đầu năm tới. Các biện pháp can thiệp cần tuân thủ quy luật thị trường, tránh can thiệp bằng biện pháp hành chính cho hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của thế giới, của khu vực…

Về thị trường trái phiếu, vốn tín dụng, cần đánh giá thực chất vấn đề của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, mấu chốt là niềm tin đối với các thị trường này đang suy giảm. Cần phân tích đúng nguyên nhân đi xuống, mất niềm tin thì mới tìm ra giải pháp phục hồi và củng cố niềm tin, từ đó mới có thể tháo gỡ khó khăn đồng bộ.

"Đặc biệt, phải dựa trên cơ chế thị trường, tránh đưa ra những biện pháp hành chính quá mức, tránh làm méo mó thị trường, gây ra những xáo trộn không cần thiết sẽ ảnh hưởng đến lộ trình phát triển doanh nghiệp và cả nền kinh tế", ông Ánh nói.

Hạ An

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.