|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Hạnh bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng

11:37 | 13/11/2023
Chia sẻ
Cơ quan điều tra xác định chủ tịch Tập đoàn Mỹ Hạnh đ huy động vốn từ hàng nghìn cá nhân với hơn 1.200 tỷ đồng và chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng.

Thông tin từ công an TP Hà Nội cho biết, công an quận Cầu Giấy hiện đang tạm giam bà Phạm Mỹ Hạnh, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Mỹ Hạnh, để làm rõ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, ngày 8/11, Cơ quan CSĐT công an quận Cầu Giấy đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội; ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Mỹ Hạnh, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Mỹ Hạnh về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 điều 174 Bộ luật hình sự. 

Từ nguồn tin tố giác, cơ quan công an đã tiến hành điều tra dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Phạm Mỹ Hạnh thông qua hoạt động quảng cáo, giới thiệu về dự án trồng sâm Ngọc Linh tại địa bàn tỉnh Kon Tum, Quảng Nam của CTCP Tập đoàn Mỹ Hạnh.

Cơ quan công anh thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với bà Phạm Mỹ Hạnh - Chủ tịch HĐQT CTCP tập đoàn Mỹ Hạnh. (Ảnh: Công an TP Hà Nội).

Qua điều tra, cơ quan công an xác định trong thời gian tháng 10/2020 đến tháng 11/2022, mặc dù công ty cổ phần tập đoàn Mỹ Hạnh không có dự án đầu tư về cây Sâm Ngọc Linh nhưng bà Phạm Mỹ Hạnh vẫn đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật, kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn và hứa hẹn trả lợi nhuận cao. Bà Hạnh đã chiếm đoạt số tiền này để sử dụng vào hoạt động đầu tư bất động sản nhằm hưởng lợi cá nhân.

Theo tài liệu điều tra thu thập được, số tiền bà Phạm Mỹ Hạnh huy động từ hàng nghìn cá nhân là 1.200 tỷ đồng. Bà Hạnh sử dụng một phần tiền này để trả lãi cho các nhà đầu tư, lấy tiền của người góp vốn sau trả tiền gốc lãi cho người đã góp vốn trước.

Bước đầu, cơ quan công an xác định bà Hạnh chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng. 

Thùy Trang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.