|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Doanh nghiệp Hàn Quốc chia sẻ cách đưa sản phẩm sâm ra toàn cầu

10:53 | 09/04/2023
Chia sẻ
Xây dựng dòng sản phẩm đa dạng, định vị ở phân khúc cao cấp và thậm chí là xây dựng cả một hệ sinh thái để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm là cách mà Hàn Quốc đã làm để phát triển ngành công nghiệp sản xuất nhân sâm.

Nói về câu chuyện kinh doanh mặt hàng sâm Việt Nam mà cụ thể là sâm Ngọc Linh hiện vẫn chưa thể phủ sóng mạnh mẽ như sâm Hàn Quốc, các chuyên gia, doanh nghiệp đều phải thừa nhận rằng Hàn Quốc có chiến lược quảng bá và phát triển sản phẩm rất bài bản, hiệu quả. Đó là bài học trong chiến lược phát triển mà các sản phẩm của Việt Nam cần học hỏi.

Ông Trần Bảo Minh, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Nutifood, cũng đã đưa ra vấn đề này tại một hội thảo mới đây, ông Minh cho rằng sâm Hàn Quốc nổi tiếng bởi chưa có hệ sinh thái đi kèm.

Ông Minh đưa ra ví dụ, một củ sâm Hàn Quốc có giá rất rẻ, chỉ vài USD nhưng họ không chỉ bán củ sâm đó mà tạo ra cả hệ sinh thái quảng bá. Họ có các trường đại học, viện nghiên cứu liên tục ứng dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm sâm dùng cho trẻ em, người già, cho làm đẹp... Nhà nước bảo trợ cho những showroom sâm mà bất cứ đoàn du khách nào đến Hàn Quốc cũng quan tâm.

Ông Park Mincheol, Giám đốc AT ASEAN. (Ảnh: H. Anh).

Chia sẻ thêm về chiến lược phát triển ngành sâm Hàn Quốc tại hội thảo mới đây, ông Park Mincheol, Giám đốc Tổng công ty Nhà nước phân phối Nông - Thủy sản và Thực phẩm Hàn Quốc Hội khu vực ASEAN (aT), cho biết Hàn Quốc đã có chiến lược xây dựng và phát triển ngành sâm từ rất lâu.

Sâm Hàn Quốc được nghiên cứu và kiểm nghiệm chất lượng trong nhiều năm, có nhiều tài liệu chứng minh về hiệu quả đối với sức khoẻ. Đông thời, sản phẩm cũng được xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu ra toàn cầu.

Năm 2022, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về lượng nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hàn Quốc. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 17%, riêng các sản phẩm nhân sâm tăng tới 50%, ông Park Mincheol cho biết.

Việt Nam cũng có các sản phẩm nông sản có giá trị cao như như sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, để phát triển và quảng bá thương hiệu này, Việt Nam cần đa dạng hoá các sản phẩm chế biến từ sâm chứ không chỉ xuất khẩu sâm tươi. 

Để tham gia vào thị trường, Hàn Quốc đã nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhiều lứa tuổi, từ trẻ em đến người già, mang lại giá trị gia tăng cao.

Không chỉ quảng bá theo cách thông thường, các doanh nghiệp sản xuất nhân sâm Hàn Quốc cũng liên kết với các doanh nghiệp du lịch để tổ chức các tour tham quan để cơ sở trồng trọt và chế biến nhân sâm, ông Park Mincheol cho biết.

"Không doanh nghiệp nào, ngành nào có thể làm một mình mà phát triển được, liên kết giữa ngành nông nghiệp và du lịch là một chiến lược hiệu quả giúp phát triển cả hai ngành", ông Park nói.

Ông Lee Chang Hoon, Tổng Giám đốc công ty Korea Ginseang Bio. (Ảnh: H Anh).

Theo số liệu mà ông Lee Chang Hoon, Tổng Giám đốc công ty Korea Ginseang Bio, mỗi năm doanh nghiệp này đang thu về 9 - 10 triệu USD nhờ xuất khẩu nhân sâm ra toàn cầu. Đây cũng là doanh nghiệp chiếm tới 1/3 thị phần xuất khẩu nhân sâm Hàn Quốc sang Việt Nam.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, Korea Ginseang Bio đã gia nhập thị trường Việt Nam từ 23 năm trước, từ những năm 2000 chỉ 7 năm sau khi khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. 

Hà Anh

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.