|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Văn Lang: Thay đổi đào tạo nhân sự để bắt kịp với thời đại

14:00 | 14/01/2023
Chia sẻ
“Tôi tin cần phải bắt nguồn từ sự thay đổi trong tư duy và cách làm giáo dục”, ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Văn Lang khẳng định.

Đào tạo nhân sự trong thời đại mới

Toàn cầu hóa đang gia tốc mạnh mẽ và sâu rộng, công việc không còn biên giới, thậm chí, còn đang đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh bởi trí tuệ nhân tạo. Trong sự kiện Công bố Nhận diện thương hiệu ĐH Văn Lang (22/12) vừa qua, các diễn giả hàng đầu cũng đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này.

Bà Huỳnh Thị Xuân Liên (Thành viên HĐQT PNJ) đánh giá: “Thế giới đang thay đổi chóng mặt. Có những thứ hôm nay mới học, vài tháng sau đã lỗi thời. Vì vậy, chúng ta phải hiểu được sự thay đổi nhanh chóng, phải không ngừng học và áp dụng cho nhanh chóng, hiệu quả.”

Trong khi đó, bà Tôn Nữ Thị Ninh - Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM cho rằng: “Hậu COVID-19 , chúng ta phấn khởi thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, nhưng chưa rút ra bài học toàn cầu. Sinh viên cần phải ý thức được những thách thức của sự vận chuyển với tốc độ kinh khủng hiện tại”.

Thực trạng này đòi hỏi các trường đại học phải có sự đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng tốt các đòi hỏi cao của xã hội. Tuy nhiên, đây cũng chính là bài toán khó mà không phải trường Đại học nào tại Việt Nam cũng giải quyết được.

Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa nhiều, nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo vẫn thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất - kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng người học.

Đội ngũ lao động làm việc trong các nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp chất lượng cao mới chỉ chiếm khoảng 11% tổng số lao động trong cả nước, trong khi đó lao động phổ thông và lao động giản đơn chiếm tỷ trọng áp đảo.

Đó là một trong những lý do khiến năm 2020, Việt Nam có 225.000 cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường nhưng chưa tìm được việc làm, hoặc chấp nhận làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo, gây ra một sự lãng phí rất lớn.

Xây dựng chuỗi giá trị cốt lõi cho người học

Hiểu rõ và nhanh nhạy nắm bắt tình hình trên, trường Đại học Văn Lang đã quyết tâm bám đuổi định hướng mới, hướng tới mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội trong vài năm trở lại đây.

Vào ngày 22/12 vừa qua, trường đã công bố chính thức việc tái định vị thương hiệu với nhận diện mới “Đại học Văn Lang – Đại học Việt Nam chuẩn quốc tế” cùng thông điệp “Hồi trống vang, Văn Lang chuyển mình”. 

Theo đó, Đại học Văn Lang định hướng thay đổi từ chất lượng dạy và học, trình độ, phương pháp dạy của giảng viên đến giáo trình lẫn cơ sở vật chất, để "chuẩn quốc tế" không chỉ là hình thức bên ngoài mà còn là chuỗi giá trị cốt lõi bên trong khi sinh viên theo học tại đây sẽ nhận được.

Ông Nguyễn Cao Trí Chủ tịch Tập đoàn Giáo Dục Văn Lang. (Ảnh: ĐH Văn Lang). 

Cụ thể, ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Tập đoàn Giáo Dục Văn Lang khẳng định: “Tôi tin cần phải bắt nguồn từ sự thay đổi trong tư duy và cách làm giáo dục. Giáo viên, giảng viên phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề, giảng dạy với học sinh, sinh viên.

Thay vì truyền tải kiến thức, phải phát triển được cho học sinh, sinh viên năng lực nền tảng; thay vì truyền đạt kiến thức, phải truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên tìm tòi khám phá; thay vì dạy và học rộng mà nông, hàn lâm, cần chú trọng học sâu và hướng đến giải quyết các vấn đề tồn đọng của xã hội”.

Giờ thực hành tại Phòng thực hành Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Văn Lang. (ĐH Văn Lang). 

Hiện tại, chương trình giáo dục của Văn Lang cũng có sự cải tiến mới. Bên cạnh chương trình học đối sánh với chương trình của các đại học top 100-200 thế giới, sinh viên Đại học Văn Lang được học kỹ năng mềm với khối lượng lớn trong chương trình học, tương ứng với bộ kỹ năng thế kỷ 21; học tiếng anh với yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương IELTS 6.0.

Phòng thực hành Âm nhạc tại Trường Đại học Văn Lang. (Ảnh: ĐH Văn Lang). 

Ngoài ra, sinh viên cũng được mở rộng cơ hội giao lưu, trao đổi với sinh viên quốc tế qua hoạt động của hơn 30 chương trình liên kết quốc tế đang triển khai; được đào tạo giáo dục thể chất bởi các kiện tướng đang giảng dạy tại Trường ĐH Văn Lang cùng với với hệ thống cơ sở vật chất hàng đầu.

Lớp học thực hành ngành Thiết kế Mỹ thuật Số tại Trường Đại học Văn Lang. (Ảnh: ĐH Văn Lang). 

Thông qua các chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất đạt chuẩn, Trường Đại học Văn Lang mong muốn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị đầy đủ Tư duy – Kiến thức – Kỹ năng hội nhập với thế giới, có thể gia nhập nguồn nhân lực làm việc tại nước ngoài, hoặc bước vào mọi môi trường có yếu tố quốc tế ngay tại Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng, hứa hẹn sẽ tạo nên viễn cảnh thị trường lao động bừng sáng trong những năm tới.

Tìm hiều thêm thông tin về trường tại:

Fanpage: https://www.facebook.com/truongdaihocvanlang

Website: https://www.vlu.edu.vn/

 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bích Thu

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.