|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chủ tịch Hà Nội nói về ba kịch bản của dịch COVID-19, từ tốt nhất đến xấu nhất

14:27 | 17/04/2020
Chia sẻ
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho rằng trong khi chúng ta hi vọng điều tốt đẹp nhất thì chúng ta không cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Ông đưa ra 3 kịch bản từ tốt nhất đến xấu nhất để lên kế hoạch ứng phó.
Chủ tịch Hà Nội nói về ba kịch bản của dịch COVID-19, từ tốt nhất đến xấu nhất - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Nguyễn Khánh)

Ba kịch bản về diễn biến của đại dịch COVID-19

Sáng 17/4, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung - Trưởng ban chỉ đạo đã chia sẻ ba kịch bản của dịch bệnh được xây dựng từ tốt nhất đến xấu nhất.

Theo đó, kịch bản đầu tiên là đại dịch sẽ kéo dài thêm khoảng ba tháng và được khống chế và kiểm soát trên phạm vi khu vực và phạm vi toàn cầu. Đây kịch bản tốt nhất đối với mọi quốc gia và cả thế giới, dù ít nhiều bị ảnh hưởng sau đó các hoạt động kinh tế trở lại bình thường. 

Các trường học và công sở sẽ mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh buôn bán, giao thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng dần khôi phục. Theo kịch bản này, đa phần các nước bị ảnh hưởng và thiệt hại như phương pháp thiệt hại sẽ sớm được khắc phục theo thời gian

Kịch bản thứ 2 là dịch bệnh có thể kéo dài từ 1 - 3 năm, cho đến khi con người chế tạo được một loại thuốc đặc trị để điều trị hiệu quả các bệnh nhân nhiễm COVID -19. Lúc này COVID -19 xem như một loại cúm mùa, không loại trừ được hoàn toàn nhưng có thể sống chung với nó. Kinh tế, hầu hết các quốc gia và kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái, con người sống trong điều kiện khắc khổ, trong khi vẫn phải dành nguồn lực đáng kể trong phòng chống dịch bệnh.

Kịch bản thứ 3 là dịch sẽ tiếp tục lây lan với tốc độ khủng khiếp như hiện nay trong một thời gian dài, bất chấp các biện pháp gì mà nhiều nước đang áp dụng; số ca nhiễm, số người chết vẫn duy trì đều đặn ở mức cao. 

Theo kịch bản này, số người chết có thể tăng lên 1 triệu người, hàng chục triệu người có khả năng bị nhiễm khiến hệ thống y tế công cộng, hệ thống phòng dịch bị thất thủ. Các hậu quả đối với kinh tế thế giới vô cùng bi đát, phát triển của thế giới có thể bị kéo lùi lại hàng thập kỉ, đi kèm theo đó là nghèo đói, bệnh tật, bạo lực hoành hành.

Trong khi chúng ta hi vọng điều tốt đẹp nhất thì chúng ta không cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Xét nghiệm nhanh ở tất cả các chợ đầu mối

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP cho biết, trong vòng 36 tiếng qua, Hà Nội chưa phát hiện ca nhiễm mới ở Hà Nội.

"Một trong những nguyên nhân tạo kết quả chống dịch tốt là do chúng ta thực hiện tốt công tác xét nghiệm", Chủ tịch UBND TP khẳng định.

Với nhận định công tác xét nghiệm là công tác tối quan trọng, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đồng ý tổ chức xét nghiệm tất cả người dân còn lại ở thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, Thường Tín).

"Ngay ngài mai các đơn vị cần tổ chức xét nghiệm tại các chợ đầu mối như ngã tư sở, Long Biên, chợ hoa quả Hoàng Mai, chợ hải sản, chợ gia cầm Hà Vĩ Thường Tín…Kết quả xét nghiệm với các người dân thường xuyên đi lại, giao thương với các tỉnh thành này sẽ là một nguồn dữ liệu đánh giá tốc độ lây nhiễm trên địa bàn thành phố", ông nói.

Chủ tịch UBND TP cũng giao Sở Y tế phải tập huấn cho y tá, bác sĩ nâng cao năng lực xét nghiệm để lấy được khoảng 5.000 – 6.000 mẫu tại chỗ mỗi ngày cũng như nâng cao hiểu biết về COVID -19, xác định ứng phó lâu dài với dịch bệnh này; nắm chắc các phác đồ điều trị.

Chủ tịch Thành phố đề nghị CDC Hà Nội, các bệnh viện, địa phương phải báo cáo thống kê về trang thiết bị y tế đã mua trong giai đoạn 1 và có kho cất trữ riêng chỉ phục vụ cho công tác phòng chống dịch COVID-19. "Chúng ta phải dự trữ cho chiến lược lâu dài", Chủ tịch đặc biệt lưu ý.

Trong thời gian tới, ông Chung đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục tuyên truyền để người dân tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Thủ tướng, công tác phòng dịch và những công việc bắt buộc phải làm và nhắc nhở: "Kể cả thời gian tới khi hết cách li thì người dân vẫn phải đeo khẩu trang, phải trở thành một thói quen và việc làm bắt buộc trong thời gian dài".

Bên cạnh đó, cần tăng các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán bằng thẻ; hạn chế các hoạt động tụ tập đông người. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng khuyên mọi người không nên bắt tay nhau, rửa tay và thường xuyên vệ sinh cửa ra vào ở tất cả mọi nơi. Đáng chú ý, phải hạn chế chia sẻ đồ ăn.

Theo ông, sau dịch COVID-19 có thể tất cả các lí thuyết về kinh tế đều đảo lộn, thay đổi, vì vậy các đơn vị phải thực hiện nhiều biện pháp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Các huyện phải đảm bảo năng suất của vụ xuân hè và tăng cường chăn nuôi, đảm bảo tốt tăng trưởng.

Sở GD&ĐT cần nghiên cứu mở rộng học trực tuyến, làm việc với Bộ để công nhận kết quả bằng hình thức học trực tuyến; có phương án kỹ càng cho học sinh quay trở lại trường học; tổ chức tốt các kỳ thì theo hướng giảm môn thi, giảm số lượng bài thi nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thi.

Trúc Minh

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.