|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chủ sở hữu TikTok chính thức gia nhập mảng thương mại điện tử

07:02 | 22/06/2020
Chia sẻ
Có thể ByteDance đã thành lập mảng kinh doanh thương mại điện tử để hưởng lợi từ xu hướng mua sắm thông qua livestream đang thịnh hành ở Trung Quốc.

ByteDance, công ty sở hữu ứng dụng TikTok, đã thành lập bộ phận kinh doanh thương mại điện tử nhân sự kiện mua sắm 618 ở Trung Quốc. Động thái này cho thấy ByteDance đã sẵn sàng để hưởng lợi từ cơn sốt mua sắm thông qua livestreaming ở quốc gia tỉ dân, theo LatePost.

‘Ông chủ’ TikTok chính thức bước chân vào mảng thương mại điện tử - Ảnh 1.

Ở thời điểm hiện tại, doanh thu của ByteDance phần lớn đến từ hoạt động quảng cáo. Ảnh: Mashable

LatePost đưa tin ông Kang Zeyu sẽ là người đứng đầu mảng thương mại điện tử tại ByteDance. Trước đó, ông từng là lãnh đạo của một số sản phẩm quốc tế của ByteDance như ứng dụng tin tức TopBuzz và ứng dụng xã hội Helo.

Với việc người Trung Quốc rất thích livestream, hình thức nội dung này đang được nhiều sàn thương mại điện tử quan tâm. Ở thời điểm hiện tại, nhiều "ông lớn" thương mại điện tử như Alibaba hay JD.com đều đã áp dụng livestream trong bán hàng trực tuyến.

Mảng thương mại điện tử ở Trung Quốc vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển. Mới đây, hai sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc là Alibaba và JD.com đã xử lý khối lượng hàng hóa giá trị tới 136,51 tỉ USD trong lễ hội mua sắm thường niên 618 (tổ chức vào ngày 18/6), theo CNBC.

Năm nay, nhiều người quan tâm đến lễ hội 618 bởi nó được xem là một dấu hiệu thể hiện sức khỏe nền kinh tế tiêu dùng Trung Quốc trong bối cảnh COVID-19 giảm nhiệt và nền kinh tế mở cửa trở lại.

Cụ thể, JD.com cho biết khối lượng giao dịch hàng hóa trong lễ hội 618 nó xử lý lên tới 269,2 tỉ nhân dân tệ (37,99 tỉ USD). Trong khi đó, con số mà Alibaba ghi nhận là 698,2 tỉ nhân dân tệ (98,52 tỉ USD).

Theo Fox Business, ByteDance đạt doanh thu khoảng 40 tỉ nhân dân tệ (5,64 tỉ USD) trong quý I, tăng 130% so với cùng kì năm ngoái. Dịch bệnh COVID-19 đang giúp nhiều công ty Internet hưởng lợi khi nhiều người không thể ra khỏi nhà do lệnh giãn cách xã hội hoặc phong toả. ByteDance có thể đã đặt mục tiêu quy mô doanh thu tới 200 tỉ nhân dân tệ trong năm 2020.

Hiện tại, ByteDance đang là startup giá trị nhất thế giới. Định giá gần nhất của startup có thể nằm trong khoảng 95 tỉ USD đến 140 tỉ USD, theo Reuters.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thái Sơn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.