|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Chủ sở hữu Nguyễn Kim và Big C muốn gia tăng thị phần tại Việt Nam và Đông Nam Á sau đợt IPO kỉ lục

21:00 | 20/02/2020
Chia sẻ
Tại thời điểm này, 75% doanh thu của Central Retail đến từ Thái Lan, 17% đến từ Việt Nam và 7-8% đến từ Italy.
Chủ sở hữu Nguyễn Kim và Big C muốn gia tăng thị phần tại Việt Nam và Đông Nam Á sau đợt IPO kỉ lục - Ảnh 1.

Tại thời điểm này, 75% doanh thu của Central Retail đến từ Thái Lan, 17% đến từ Việt Nam và 7-8% đến từ Italy. (Ảnh: nudoanhnhan.net).

Tập đoàn bán lẻ Central Group của Thái Lan đang nuôi hi vọng sẽ tăng trưởng thêm trong mảng cửa hàng bách hóa ở Đông Nam Á, thông qua công ty con vừa niêm yết lên sàn chứng khoán Central Retail.

Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review, ông Yol Phokasub, CEO của Central Retail, cho hay: “Chúng tôi tập trung vào mở rộng hoạt động ở Thái Lan và Việt Nam”.

Trong phiên chào sàn, giá cổ phiếu Central Retail dao động trong khoảng 41,5-42,25 bath/cp, nhưng sau đó lại trở về mức tham chiếu 42 bath, tức không thay đổi so với giá IPO.

Với mức giá đó, vốn hóa thị trường của Central Retail đạt 253,3 tỷ bath (tương đương 8,1 tỉ USD), giành lấy vị trí công ty vốn hóa lớn thứ 3 trên sàn chứng khoán Thái Lan.

Central Group được kiểm soát bởi gia đình Chirathivat, gia đình giàu có thứ 2 của Thái Lan, và dưới sự dẫn dắt của ông Tos Chirathivat, Chủ tịch điều hành kiêm CEO của Central Group. Ngoài ra, ông Tos Chirathivat cũng là cháu nội của nhà sáng lập.

Chủ sở hữu Nguyễn Kim và Big C muốn gia tăng thị phần tại Việt Nam và Đông Nam Á sau đợt IPO kỉ lục - Ảnh 2.

Ông Yol Phokasub, CEO của Central Retail. (Nguồn: Nikkei Asian Review).


Tại thời điểm này, 75% doanh thu đến từ Thái Lan, 17% đến từ Việt Nam và 7-8% đến từ Italy. Tập đoàn bán lẻ này phát triển xoay quanh mảng cửa hàng bách hóa. Tính tới tháng 9/2019, Central Retail vận hành 1.922 cửa hàng ở Thái Lan, 133 cửa hàng ở Việt Nam và 9 cửa hàng ở Italy. 

Ngoài cửa hàng bách hóa, Central Retail còn sở hữu nhiều loại cửa hàng bán hàng chuyên dụng như hàng hóa thể thao, đồ gia dụng và thiết bị điện tử. Chưa hết, Tập đoàn này còn nắm trong tay nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

“Trong vòng 5 năm, phần doanh thu từ Việt Nam sẽ tăng lên 25%”, ông Yol nhấn mạnh.

Đợt IPO của Central Retail huy động được 78,1 tỉ bath – đợt IPO lớn nhất tại Thái Lan. Theo bản cáo bạch của công ty, lượng tiền thu về sẽ được sử dụng để mở rộng và cải tiến mạng lưới cửa hàng nội địa và quốc tế.

Central Retail đã và đang củng cố sự hiện diện ở Châu Âu và Đông Nam Á thông qua các thương vụ thâu tóm. Đợt thâu tóm lớn đầu tiên của Central Retail trên thương trường quốc tế diễn ra vào năm 2011, khi Tập đoàn này mua lại chuỗi cửa hàng bách hóa cao cấp Rinascente của Italy với giá 205 triệu euro (tương đương 221 triệu USD).

Chưa hết, công ty mẹ Central Group cũng sở hữu các cửa hàng bách hóa ở Đan Mạch và Đức. Gần đây, Central Group đã công bố kế hoạch mua chuỗi cửa hàng bách hóa Globus tại Thụy Sĩ. Theo ông Yol, các đợt thâu tóm này hiện là một phần của kế hoạch chuyển đổi kinh doanh của Tập đoàn.

“Nếu có công ty nào phù hợp với doanh nghiệp của chúng tôi sau chuyển đổi, thì chúng tôi sẽ cân nhắc thêm công ty đó vào danh mục”, ông Yol cho biết. Ông tiết lộ Central Retail sở hữu quyền chọn mua để mua lại chuỗi cửa hàng Globus.

Trong tháng 1/2015, Central Group mua lại 49% cổ phần tại Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT, chủ sở hữu chuỗi điện máy Nguyễn Kim. Và trong tháng 4/2016, Casino Group của Pháp bán lại Big C Việt Nam cho Central Group với giá 1 tỉ USD.

Chủ sở hữu Nguyễn Kim và Big C muốn gia tăng thị phần tại Việt Nam và Đông Nam Á sau đợt IPO kỉ lục - Ảnh 3.

Những thương vụ thâu tóm ở nước ngoài của Central Group. (Nguồn: Nikkei Asian Review).

Trên thị trường bán lẻ hàng xa xỉ của Thái Lan – vốn có tính cạnh tranh cực cao – có các cái tên như The Mall Group và Siam Piwat. Các nền tảng thương mại điện tử cũng muốn “miếng bánh” lớn hơn.

Central Retail muốn củng cố vị trí dẫn đầu bằng cách mở rộng mạng lưới. Nhà bán lẻ này có một chiến lược đa kênh, trong đó sử dụng các chi nhánh để trưng bày và lưu trữ hàng hóa. "Chúng tôi phải mở rộng cả trực tuyến và ngoại tuyến để thành công", ông Yol nói.

Doanh thu 9 tháng đầu năm 2019 của công ty tăng 4% so với cùng kỉ, đạt 159,5 tỷ baht. Trong khi đó, lợi nhuận ròng đạt 6 tỉ baht, giảm 0,3% so với cùng kì.

Các doanh nghiệp bán lẻ xa xỉ ở Thái Lan phải đối mặt với những “cơn gió ngược” do số lượng khách du lịch giảm do sự bùng phát của virú corona mới, còn được gọi là Covid-19. Cụ thể hơn, các cửa hàng đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh về số lượng khách du lịch Trung Quốc, vốn chiếm phần lớn doanh thu của Central Retail.

“Nếu dịch kết thúc trong ngắn hạn, ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu dịch bệnh tồn tại trong một thời gian dài thì sẽ có nhiều ngành công nghiệp khác bị ảnh hưởng", ông Yol nói, lo ngại về tác động của virus corona đến nền kinh tế và tiêu dùng. 

"Tuy nhiên, chúng tôi đang giảm thiểu tác động thông qua kênh trực tuyến khi số lượng đơn đặt hàng trực tuyến hàng ngày gia tăng, chẳng hạn như hàng tạp hóa và mĩ phẩm".



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vũ Hạo/Nikkei Asian Review

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.