|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chủ nhà hàng đột quỵ khi khách doạ đánh giá một sao vì con tôm rán giá chưa đến 40.000 đồng

09:31 | 25/06/2021
Chia sẻ
Một bà chủ nhà hàng đã bị sốc, căng thẳng quá độ và qua đời sau khi thực khách phàn nàn và dọa đánh giá 1 sao chỉ vì một miếng tôm rán có giá là 2.000 won (khoảng 40.000 đồng).

Đài MBC Hàn Quốc đưa tin, vào hồi tháng 5, một chủ nhà hàng đã qua đời sau khi phải chịu áp lực vì lời phàn nàn của khách về một con tôm rán. 

Cụ thể, bà A (tên nhân vật đã được thay thế), 50 tuổi, là chủ một cửa hàng kimbap ở quận Dongjal, Seoul. Vì quy định phòng chống dịch COVID-19, nhà hàng chỉ phục vụ đồ mang đi và có hợp tác với một ứng dụng giao đồ ăn nổi tiếng Hàn Quốc có tên là Coupang Eats.

Nhà hàng đã nhận được khiếu nại của một vị khách về món tôm chiên mà anh này gọi. Theo đó, trong ba con tôm thì một con có màu sắc lạ. Tuy nhiên, chủ quán không đồng tình và đã phản bác lại vị khách này. Chỉ vì con tôm rán có giá 2.000 won mà hai bên đã có lời qua tiếng lại, vị khách nhất quyết đòi bồi thường. Vì sợ khách đánh giá kém trên ứng dụng nên bà A đã phải xin lỗi và đồng ý yêu cầu của khách.

Bị khách dọa đánh giá 1 sao vì một miếng tôm rán, chủ nhà hàng đột quỵ và tử vong, hãng đặt đồ ăn bỗng dưng bị vạ lây - Ảnh 1.

Chủ nhà hàng tử vong sau khi bị khách hàng dọa đánh giá 1 sao. (Ảnh: Chụp màn hình).

Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Khách hàng này sau đó vẫn không ngừng buông lời sỉ nhục chủ nhà hàng và đòi phải bồi thường toàn bộ món ăn mà anh ta mua ngày hôm đó. Trong lúc cãi vã, chủ quán đã bị xuất huyết não và đột quỵ tại chỗ. Bà A được đưa đi viện gấp nhưng không qua khỏi sau 3 tuần cứu chữa.

Sự việc trên đã khiến gia đình bà A vô cùng bức xúc. Vào hôm thứ ba (22/6), bên ngoài trụ sở chính của công ty đặt đồ ăn Coupang Eats ở thủ đô Seoul, một nhóm người đã tổ chức biểu tình về cái chết của chủ nhà hàng. "Ác mộng với bão 1 sao và những đánh giá ảo, vậy mà không ai làm gì được với những khách hàng tiêu cực đó," thông tin được in trên một biểu ngữ.

Bị khách dọa đánh giá 1 sao vì một miếng tôm rán, chủ nhà hàng đột quỵ và tử vong, hãng đặt đồ ăn bỗng dưng bị vạ lây - Ảnh 2.

Một cuộc biểu tình đã xảy ra bên ngoài trụ sở Coupang Eats sau sự việc đáng tiếc. (Ảnh: Korea Heralds).

Chính sách chạy đua về chất lượng của ứng dụng đặt đồ ăn Coupang Eats nhằm vượt mặt các đối thủ đã khiến nhiều chủ nhà hàng cảm thấy bị bóc lột và không được đối xử công bằng. Ngày 22/6, công ty Coupang Eats đã tuyên bố vừa lập một ban điều tra đặc biệt để cùng cảnh sát kết luận và giải quyết vấn đề. 

Đại diện công ty này cho biết: "Chúng tôi thành thật xin lỗi vì đã không thể hỗ trợ đầy đủ cho các chủ cửa hàng, gây ra tình trạng họ bị người dùng ngược đãi, yêu cầu hoàn tiền không hợp lý, đánh giá ác ý,...". 

Ứng dụng đặt đồ ăn đã ngay lập tức lên kế hoạch tích hợp thêm chức năng cho phép người bán đánh giá người mua, báo cáo các đánh giá độc hại từ khách hàng và bảo vệ, hỗ trợ người kinh doanh tốt hơn. 

Trong khi đó, một số hiệp hội doanh nhân tại Hàn Quốc cũng đã lên tiếng bất bình. Một chủ nhà hàng chia sẻ: "Ngày nay, các đánh giá và xếp hạng sao trên ứng dụng giao hàng có tác động đáng kể đến việc lựa chọn nhà hàng của khách và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số. Đánh giá và sao phải cao thì nhà hàng mới được có cơ hội tiếp xúc người dùng cao, dẫn đến việc người bán phải nỗ lực hết sức chiều lòng khách, ngay cả khi bị yêu cầu vô lý".

Vào tháng 3, Coupang Eats đã đi vào lịch sử khi trở thành startup đầu tiên của xứ sở Kim Chi phát hành cổ phiếu lần đầu trên sàn giao dịch chứng khoán New York. Nhắc đến shopping ở Hàn Quốc, cái tên Coupang Eats được nghĩ tới đầu tiên. 

Ngoài đặt đồ ăn thì đây cũng được xem là sàn thương mại điện tử số một Hàn Quốc, tương tự Taobao của Trung Quốc. Vậy nhưng chỉ sau ba tháng, Coupang Eats đang phải đối mặt với một cuộc tẩy chay lớn đến từ người dùng và cả các nhà bán hàng. 

Trước đó, công ty này cũng dính phải bê bối khi có một nhân viên tử vong do quá tải trong công việc, dẫn tới những chỉ trích về điều kiện làm việc và chế độ của Coupang Eats với nhân viên.

Thùy Trang

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.