Cục Xuất nhập khẩu cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Mỹ trong quý I đạt 1,4 tỷ USD, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022, điều này kéo theo kim ngạch xuất khẩu chung của ngành gỗ giảm đáng kể.
Ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Định cho biết những lỗi liên quan đến phòng cháy chữa cháy trong đầu tư xây dựng, doanh nghiệp có thể bị áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động nhà máy.
Liên quan kiến nghị về việc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) của doanh nghiệp ngành gỗ, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Cao Anh Tuấn khẳng định không coi chế biến gỗ là ngành có rủi ro, 95% hồ sơ ngành gỗ thuộc diện "hoàn trước - kiểm sau".
Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 6,3 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ quy tròn, tương đương hơn 2 tỷ USD, trong đó nguồn cung đến từ các thị trường rủi ro chiếm 40%, chủ yếu từ các nước châu Phi, Lào và Papua New Guinea.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh đạt 24 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ năm 2022 do trùng kỳ nghỉ Tết.
VNDirect cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ có tỷ trong xuất khẩu cao tới thị trường Mỹ như sẽ bị sụt giảm doanh thu xuất khẩu khoảng 10 - 15% so với cùng kỳ trong năm 2023. Biên lợi nhuận gộp của ngành có thể giảm 0,6-1 điểm % trong 2023 do giá bán trung bình thấp hơn.
Theo các doanh nghiệp, nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các thị trường chính như Mỹ, châu Âu (EU)...vẫn chưa thể sớm phục hồi. Với tình hình đơn hàng vẫn sụt giảm, linh hoạt tìm kiếm thị trường khác thay thế, đầu tư phát triển sản phẩm mới được cho là các cách "tồn tại" qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Theo các chuyên gia của Forest Trends, nguồn cung dồi dào, lượng hàng tồn tại các thị trường đặc biệt tại Nhật Bản và Hàn Quốc cao đang tác động trực tiếp tới mức giá xuất khẩu viên nén.
Trong tháng đầu tiên năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 806 triệu USD, giảm 38,4% so với tháng 12/2022 và giảm 48,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các chuyên gia, năm 2023, các yếu tố đang tác động tới tình hình xuất khẩu và sản xuất dăm gỗ trong nước gồm giá xuất khẩu có xu hướng giảm, cơ chế chính sách của Việt Nam về việc hoàn thuế VAT và khả năng sẽ không còn xảy ra tình trạng “sốt” nguyên liệu đầu.
Theo Bộ Công Thương, lượng nhập khẩu bàn, ghế Trung Quốc gia tăng cả về tuyệt đối và tương đối so với tổng lượng tiêu thụ nội địa và sản lượng hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước, là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, trong năm 2023, thị trường gỗ dán có khả năng phục hồi từ quý II/2023, tùy thuộc vào những thay đổi của tình hình kinh tế.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, nhu cầu với dăm gỗ và viên nén gỗ ngày càng gia tăng, bởi cam kết của các nước trong việc giảm phát thải khí nhà kính, xung đột Nga và Ukraine buộc các quốc gia khối EU phải tìm nguồn cung nguyên liệu thay thế cho nguồn khí đốt từ Nga. Đây là cơ hội lớn đối với dăm gỗ và viên nén gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đã gửi công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Dự kiến Bộ trưởng Công Thương sẽ điện đàm với Mỹ liên quan đến vấn đề này trong thời gian tới.