Kế hoạch được Sở Y tế Hà Nội đưa ra trong cuộc họp khẩn với hơn 30 giám đốc trung tâm y tế và các bệnh viện trên địa bàn để triển khai biện pháp phòng chống Covid-19.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Bộ Ngoại giao đã thông báo cho các Đại sứ quán Pháp, Italy và Anh tại Hà Nội về lịch sử di chuyển và địa chỉ tạm trú của bệnh nhân khi ở Anh.
Có 11/15 người liên quan tới một gara ôtô trên đường Phạm Văn Đồng và 9 người trong hai gia đình ở phường Mai Dịch đã được cách li vì tiếp xúc với lái xe nhiễm COVID-19 từ nữ bệnh nhân N.H.N. Hiện còn 4 người tại gara này chưa thực hiện được việc cách li vì đã về quê ở Nghệ An, Hà Nam, và sang Long Biên.
Ông N.K.T (Hải Phòng) là bố của bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17 trong cả nước và ca đầu tiên tại Hà Nội đã cho kết quả âm tính với virus corona. Ông sẽ tiếp tục cách li và theo dõi chặt chẽ trong 14 ngày tới.
Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tập đoàn DABACO và CTCP chăn nuôi C.P Việt Nam cung cấp đủ gạo, thực phẩm cho các nhà bán lẻ ở Hà Nội.
Sở Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường khai thác hàng hóa với lượng hàng hóa tăng thêm từ 30% đến 50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng.
Tại địa bàn TP HCM, cơ quan chức năng đã tiến hành xác nhận và cách li 11 trường hợp đi cùng chuyến bay với ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Hà Nội và là ca thứ 17 tại Việt Nam.
Hành vi không khai báo y tế của N.H.N-bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên tại Hà Nội đã khiến nhiều người bất bình. Vậy pháp luật quy định bệnh nhân này sẽ bị xử lý như thế nào?
Sở Công Thương Hà Nội cho biết đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch, trong đó tập trung vào cấp độ 3-4; đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân ngay cả khi có 1.000 ca nhiễm.
Chiều 7/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp. Hồ Chí Minh thông tin, đã xác minh và cách ly tập trung đối với 11 trường hợp cùng đi trên chuyến bay với bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17 tại Việt Nam.