Việt Nam trở thành mục tiêu của 107 vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp giá trên thế giới giai đoạn từ năm 1994 đến nay. Trong đó, số lượng vụ kiện chống bán phá giá là 78 vụ. Đồng thời, số lượng các vụ ngày càng tăng qua từng năm.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa có thông báo chính thức về việc tiếp nhận hồ sơ rà soát lần thứ nhất biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Mới đây, Indonesia đã chính thức công bố áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Việt Nam ở mức từ 12,01% đến 28,49% trong 5 năm.
Bộ Thượng mại Trung Quốc ngày 16/6 cho biết nước này sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm acid hydroiodic có xuất xứ từ Mỹ và Nhật Bản.
Ngày 7/6, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) công bố kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đang phối hợp với Tòa án Thương mại quốc tế Canada (CITT) mở cuộc điều tra về bán phá giá đối với một số sản phẩm ống thép của Trung Quốc.
Cơ quan biên phòng Canada xác định sản phẩm khớp nối đồng được trợ cấp và bán phá giá vào Canada. Mức biên độ trợ cấp, biên độ bán phá giá CBSA xác định đối với các công ty xuất khẩu của Việt Nam là 30.6% và 159%.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm bao và túi đóng hàng được nhập khẩu từ Việt Nam.
Mặc dù Nhựa An Phát có kế hoạch triển khai mở rộng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới nhưng các mặt hàng dự kiến xuất khẩu không thuộc nhóm sản phẩm nói trên. Vì vậy công ty cho rằng, việc điều tra lần này không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh năm 2017.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm bao và túi đóng hàng được dệt từ polyetylen hoặc dải polypropylen, nhựa, gai hoặc các vật liệu tương tự nhập khẩu từ Việt Nam.
ADC sử dụng dữ liệu của các công ty tại Việt Nam để tính toán biên độ phá giá và ra kết quả là biên độ phá giá âm (-1,3%). Do đó, ADC đã quyết định chấm dứt điều tra đối với Việt Nam.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 6/3, Bộ Kinh tế nước này đã ra thông báo về việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng dây hàn bằng kim loại cơ bản nhập khẩu từ Việt Nam.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm bao và túi đóng hàng dệt từ polyetylen hoặc dải polypropylen, nhựa, gai của Việt Nam.
Ngày 2/1/2018, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra thông báo về việc khởi xướng điều tra rà soát hoàng hôn biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm tháp gió (utility scale wind towers) nhập khẩu từ Việt Nam.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.