|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Số lượng vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam ngày càng nhiều

18:22 | 25/06/2018
Chia sẻ
Việt Nam trở thành mục tiêu của 107 vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp giá trên thế giới giai đoạn từ năm 1994 đến nay. Trong đó, số lượng vụ kiện chống bán phá giá là 78 vụ. Đồng thời, số lượng các vụ ngày càng tăng qua từng năm.
so luong vu dieu tra chong ban pha gia doi voi hang hoa viet nam ngay cang nhieu Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp bao túi đóng hàng Việt Nam
so luong vu dieu tra chong ban pha gia doi voi hang hoa viet nam ngay cang nhieu DOC nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá với bao, túi Việt Nam
so luong vu dieu tra chong ban pha gia doi voi hang hoa viet nam ngay cang nhieu Indonesia điều tra chống bán phá giá tôn màu nhập khẩu Việt Nam

Chiều ngày 25/6, Phòng thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo “Xu hướng mới trong pháp luật và thực tiễn phòng vệ thương mại ở Mỹ”. Tại buổi hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Thành viên Hội đồng Tư vấn về Phóng vệ thương mại VCCI, cho biết Việt Nam trở thành mục tiêu của 107 vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp giá trên thế giới giai đoạn từ năm 1994 đến nay. Trong đó, số lượng vụ kiện chống bán phá giá là 78 vụ. Đồng thời, số lượng các vụ ngày càng tăng qua từng năm.

so luong vu dieu tra chong ban pha gia doi voi hang hoa viet nam ngay cang nhieu
Số lượng vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam ngày càng nhiều

Mỹ là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam nhưng cũng chính là nước khởi kiện hàng hóa nước ta nhiều nhất (14 vụ), đứng thứ hai là Ấn Độ (11 vụ), thứ ba là Thổ Nhĩ Kỳ (7 vụ). Đồng thời, Mỹ cũng là quốc gia khởi kiện chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới một nửa tương đương 6 vụ. Canada đứng thứ 2 với 3 vụ.

Mới đây nhất, ngày 12/6, một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Mỹ đã nộp đơn yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra và áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với một số sản phẩm thép được nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo bà Trang số lượng các vụ kiện ngày càng tăng mỗi khi kinh tế khó khăn; trong khi đó, một số chuyên gia nói rằng đây là hệ quả của việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) kéo theo hàng rào thuế quan bị giảm đi.

“Tin vui là trong số các nước đi kiện, Ấn Độ, Argentina và Australia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các nước như Malaysia hay Indonesia, Thái Lan là những nước trước năm 2011 chưa từng kiện Việt Nam nhưng sau năm 2011, các nước này bắt đầu liên tục khởi kiện”, bà Trang cho hay.

Trong số 78 vụ điều tra chống bán phá giá có 37 vụ kiện liên quan đến mặt hàng sắt thép, đứng thứ hai là mặt hàng sợi dệt. Mặc dù sợi, dệt không phải là lợi thế của Việt Nam nhưng lại bị điều tra chống bán phá nhiều. Nguyên nhân là do đây là những sản phẩm sợi, dệt không sử dụng được cho hàng may xuất khẩu. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng sơ sợi này sang Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Đây là hai thị trường sử dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại.

Mặc dù số vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến nông thủy sản chỉ chiếm 4 vụ nhưng đây lại là sản phẩm được coi là một trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn.

Tương tự với điều tra chống trợ cấp, gần 3/4 vụ kiện liên quan đến mặt hàng sắt thép. Sợi, dệt chiếm 2 vụ và các sản phẩm công nghiệp khác chiếm 1 vụ.

Số lượng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá Việt Nam phải chịu là 17 vụ trong đó 16 vụ liên quan đến Trung Quốc. Tức là hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá sau đó nước này xuất khẩu sang Việt Nam và "gia công qua loa" sau đó xuất khẩu sang nước nước khác.

Về phía Việt Nam, Bà Trang cho rằng các biện pháp phòng vệ vẫn còn mỏng.

"Chúng ta mới chỉ thực hiện điều tra chống bán giá 3 vụ, tất cả liên quan đến sản phẩm thép Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam thực hiện 6 vụ kiện tự vệ, trong đó 2 vụ liên quan đến thép còn lại là các sản phẩm khác như phân bón, bột ngọt, dầu thực vật, kính nổi", bà Trang cho hay.

Xem thêm

Đức Quỳnh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.