Chiến tranh thương mại và dịch ASF đang làm thay đổi thị trường heo Trung Quốc
Cho tới tháng 10, dịch ASF chỉ giới hạn tại các trang trại hộ gia đình và trang trại nhỏ, tuy nhiên virus ASF gần đây đã được xác nhận tại trang trại qui mô lớn và xuất hiện ở heo rừng. Điều này dấy lên lo ngại về sự lây lan dịch bệnh sang các quốc gia trong khu vực.
Dịch ASF đã lây lan tới nhiều khu vực sản xuất heo của Trung Quốc, nhưng tiêu hủy heo nhiễm bệnh vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng lượng heo của Trung Quốc. Chính sách cấm thương mại khắp các khu vực nhiễm bệnh của chính quyền Bắc Kinh đã được báo cáo ảnh hưởng tới sản xuất và nguồn cung heo trên khắp cả nước.
Vẫn chưa có dữ liệu thương mại nào được Bắc Kinh công bố kể từ tháng 3, vì vậy rất khỏ để chỉ ra các thương nhân Trung Quốc phản ứng như thế nào đối với mối đe dọa từ virus ASF. Mặc dù vậy, dữ liệu từ một số nhà xuất khẩu thịt heo hàng đầu sang Trung Quốc có thể cho thấy một số diễn biến về tình hình hiện tại.
Ảnh minh họa. |
Biến động trái chiều về thương mại toàn cầu
Cho tới tháng 8 và tháng 7, phụ thuộc vào quốc gia báo cáo, đã có sự thay đổi đáng kể về khối lượng thương mại trong số những nhà xuất khẩu hàng đầu sang Trung Quốc. Theo đó, tính tới tháng 8, Brazil và Đức đã tăng khối lượng xuất khẩu đáng kể sang Trung Quốc, với mức tăng lần lượt 218% và 35% so với năm ngoái lên 71.000 tấn và 30.000 tấn.
Lượng thịt heo Brazil sang Trung Quốc tăng mạnh là kết quả của việc thị trường Nga bị đóng cửa trong suốt năm 2018. Tuy nhiên, hồi đầu tháng lệnh cấm của Nga đã được gỡ bỏ và xuất khẩu thịt heo sang quốc gia này có thể phục hồi. Điều này có thể mở ra cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu khác trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc vào cuối năm 2018.
Ngược lại, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ và Canada đuề giảm trong cùng kì, với thu mua từ Mỹ giảm là do cuộc chiến đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và thuế bổ sung áp lên thịt heo.
Còn Hà Lan và Đan mạch, cả hai nhà xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc, chỉ có dữ liệu thương mại tới tháng 7. Trong giai đoạn này, cả hai quốc gia đều ghi nhận khối lượng xuất khẩu thịt heo tươi/đông lạnh sang Trung Quốc giảm. Nhập khẩu Trung Quốc nhìn chung tăng, nhưng chỉ tăng nhẹ 1,5% (theo dữ liệu từ tính tới tháng 7).
Hongkong, với dữ liệu thương mại được công bố tới tháng 9 ghi nhận nhập khẩu thịt heo tươi/đông lạnh giảm 30%. Tuy nhiên, nhập khẩu từ Brazil đã tăng mạnh 21%, trong khi các đối tác thương mại chính khác ghi nhận khối lượng sụt giảm, đặc biệt thu mua từ Mỹ giảm 56% và Đức giảm 72%.
Giá heo hơi tại Trung Quốc đã tăng dần kể từ mức thấp ghi nhận trong tháng 5, mức thấp nhất trong 5 năm. Bất chấp sự gia tăng ổn định, giá heo hơi vẫn thấp hơn mức trung bình 5 năm tại thời điểm này, và tính đến tuần kết thúc vào ngày 1/11, giá heo hơi đạt 14,03 nhân dân tệ/kg.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang làm tăng chi phí thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc, vốn phụ thuộc lớn vào đậu nành Mỹ làm nguyên liệu thức ăn. Cuộc chiến tiếp diễn khiến các nhà sản xuất hạn chế kế hoạch mở rộng sản lượng vì dòng tiền thắt chặt, và mối đe dọa từ dịch ASF làm gia tăng cơ hội cho các xuất khẩu thịt heo.
Xem thêm |