|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chiến lược tái khởi động ngành du lịch sau COVID-19 của Indonesia (Phần 1)

19:34 | 20/07/2020
Chia sẻ
Các chuyên gia tin rằng Indonesia nên xem xét lại kế hoạch ngành du lịch và sẵn sàng cho những thay đổi lớn khi thế giới phục hồi sau đại dịch và hoạt động du lịch quốc tế khởi động trở lại.

Đại dịch COVID-19 đã tràn vào Indonesia với hơn 81.600 ca nhiễm và số ca tử vong lên tới 3.800 - số ca tử vong cao nhất khu vực Đông Á ngoài Trung Quốc.

Ngoài những tổn thất tức thời, chủng virus gây chết người này sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng sâu rộng đến Indonesia – một quốc gia có nhiều tỉnh, thành phụ thuộc phần lớn vào du lịch, Asia One nhận định. 

Biên giới Indonesia đã tạm đóng đối với du khách quốc tế từ tháng 4, đồng thời nhiều địa điểm tham quan cũng ngừng đón khách.

Các chuyên gia tin rằng Indonesia nên xem xét lại kế hoạch ngành du lịch và sẵn sàng cho những thay đổi lớn khi thế giới phục hồi sau đại dịch và hoạt động du lịch quốc tế khởi động trở lại. Du lịch là một nguồn thu lớn của Indonesia, với hơn 16 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2019, trong đó chỉ riêng Bali thu hút tới hơn 6 triệu lượt.

Chiến lược tái khởi động ngành du lịch sau COVID-19 của Indonesia (Phần 1) - Ảnh 1.

Du khách trên một bãi biển thuộc đảo Bali, Indonesia. Ảnh: Asia One

Cristian Rahadiansyah, tổng biên tập của tạp chí du lịch cao cấp DestinAsian Indonesia, nói rằng biến động do đại dịch trên toàn quốc có thể mang đến luồng sinh khí mới cho những điểm tham quan có mức độ nổi tiếng thấp của đất nước. Ông cũng nói thêm, rất ít chuyên gia du lịch nhận thức tiềm năng ấy hoặc biết cách ứng phó tốt nhất với nó.

"Về trải nghiệm du lịch, việc giao lưu văn hóa sẽ giảm. Du khách sẽ thận trọng hơn khi tiếp xúc với cư dân địa phương. Sự ưu tiên của du khách có thể hướng tới khái niệm du lịch riêng biệt và giữ gìn sức khỏe", Rahadiansyah bình luận.

Ông nói thêm rằng ba tỉnh của Indonesia là Bali, Jakarta và Tây Java sẽ chịu thiệt hại kinh tế nặng nề nhất do tình trạng vắng khách. Các biện pháp mới mà ngành du lịch sẽ buộc phải xem xét đối tất cả các chuyến du lịch trong nước và nhiều điểm tham quan bao gồm quy định về cách li xã hội và yêu cầu chứng nhận không nhiễm SARS-CoV-2.

Các quy định về cách ly xã hội trên diện rộng ở thủ đô Jakarta lần đầu tiên được ban hành vào tháng 4 và kể từ khi kéo dài thời gian cách ly, nhiều bảo tàng và địa điểm du lịch trong thành phố buộc phải đóng cửa.

Mặc dù đã đóng cửa, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại ở Nusantara (MACAN), Tây Jakarta vẫn thường xuyên được nhân viên của các phòng triển lãm, sưu tầm và trang thiết bị kiểm tra các tác phẩm nghệ thuật về độ ẩm và các điều kiện khác.

Cindy Tan, người quản lý triển lãm của bảo tàng, cho biết giới chức đã có kế hoạch cho bảo tàng mở cửa trở lại vào tháng 8. Các biển chỉ dẫn sẽ được đặt ở nhiều nơi để giúp du khách giữ khoảng cách an toàn với nhau và họ sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết cho việc theo dõi trong tương lai.

Bảo tàng đã đón khoảng 350.000 du khách trong 12 tháng tính đến tháng 11/2018. Năm ngoái, khoảng 60% du khách đến từ Vùng thủ đô Jakarta (gồm thủ đô Jakarta và khu vực xung quanh) và khoảng 5% là khách du lịch quốc tế. Phần còn lại là du khách trong nước từ những nơi khác của Indonesia.

Ông Tan cho hay: "Với các thủ tục và hướng dẫn về an toàn và nâng cao sức khỏe, chúng ta có thể thấy mọi người thay đổi cách thức thăm quan bảo tàng. Trước đây, nó gồm đầy đủ các tương tác, giao tiếp và thảo luận tại chỗ. Những điều chỉnh mới này có thể mang lại trải nghiệm tĩnh lặng và chậm rãi hơn, giúp mọi người kết nối sâu sắc hơn với các tác phẩm".

Khi những con đường mòn đón khách trở lại, khách du lịch muốn đi bộ hoặc leo núi sẽ phải cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe để chứng minh rằng họ không nhiễm COVID-19. Harley Bayu Sastha, Chủ tịch Liên đoàn leo núi Indonesia, cho biết. Du khách cũng sẽ phải tự mang theo tất cả các dụng cụ thay vì thuê người mang.

Sastha nói thêm rằng du khách sẽ không được phép leo núi hàng loạt gồm hàng trăm người đi bộ tại một nơi cùng một lúc nữa. Thay vào đó, giới chức khuyến khích các nhóm leo núi và dã ngoại nhỏ hơn.

"Số lượng người trong nhóm sẽ giới hạn từ 3 đến 5 người, một gia đình hoặc những người cùng đến từ một khu vực", anh giải thích, và nói thêm rằng số lượng hạn chế sẽ cho phép việc theo dõi tiếp xúc trở nên dễ dàng hơn. 

Nhạc Phong

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.