|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8% trong 7 tháng

07:58 | 02/08/2022
Chia sẻ
7 tháng, IIP tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước năm 2021. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hậu đại dịch COVID-19.

Theo Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn cả nước trong tháng 7 tiếp tục đà hồi phục, dù tốc độ tăng chậm hơn so với các tháng trước đó, cho thấy các doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.

Theo đó, chỉ số IIP tháng 7 tăng 1,6% so với tháng 6 nhưng tăng tới 11,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 7 tháng, IIP tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước năm 2021.

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng cho toàn ngành công nghiệp khi tăng 9,7%, ngành sản xuất phân phối điện tăng 6,4%, ngành khai khoáng tăng 3,6%, ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 4,5%.

Sản xuất công nghiệp khôi phục ở hầu hết các ngành, nhu cầu và sản lượng sản xuất đều tăng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động ổn định trở lại, nối lại các chuỗi cung ứng cơ bản thông suốt.

Chỉ số sản xuất 7 tháng đầu năm của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng tăng  68,5%; sản xuất đồ  uống tăng 19,5%; sản xuất trang phục tăng 23%; sản xuất thiết bị điện tăng 21%.

Tuy nhiên, chỉ số sản xuất 7 tháng đầu năm của một số ngành trọng điểm cấp II giảm so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất sản xuất từ cao su và plastic giảm 8,4%; than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 1%.

Hoàng Anh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.