|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chi mạnh cho nghiên cứu, Oppo không muốn chỉ là công ty điện thoại thông minh ở châu Á-Thái Bình Dương

09:34 | 26/12/2019
Chia sẻ
Oppo Mobile Telecommunications – một trong những nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Trung Quốc – đang đẩy mạnh nỗ lực mở rộng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APAC) và cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu hàng đầu trên thế giới.

Chỉ tính ở Đông Nam Á, doanh số điện thoại thông minh trong quí II/2019 đạt 30,7 triệu máy, trong đó các công ty Trung Quốc chiếm 62%, theo công ty phân tích thị trường công nghệ toàn cầu Canalys.

Họ cho biết, Samsung có doanh số 7.7 triệu chiếc, tức tăng trưởng 5%, trong khi Oppo vừa có quý tăng trưởng kỷ lục với 49% so với cùng kì năm trước lên 7,3 triệu chiếc.

Ngày 16/12/2019, Oppo vừa mở một trung tâm khu vực châu Á-Thái Bình Dương ở Kuala Lumpur (Malaysia) để giám sát chiến lược tiếp thị tại khu vực đang bùng nổ nhanh chóng này – một động lực quan trọng của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu. Trong năm qua, hơn 100 triệu chiếc điện thoại thông minh được bán ở APAC.

Oppo là một trong những thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc đã ăn nên làm ra ở Philippines, các nền kinh tế mới nổi và phát triển khác. Oppo hiện bán sản phẩm ở 40 quốc gia.

Đây là một trong số rất ít công ty tồn tại được trong kỉ nguyên điện thoại thông minh giá rẻ bắt đầu khoảng 10 năm trước.

Tính đến quý III/2019, Oppo là một trong những thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu, đặc biệt trong phân khúc giá 200-300 USD tại Philippines, Indonesia, Campuchia và Thái Lan, theo Canalys.

Sau khi tăng trưởng ở phân khúc điện thoại thông minh, Oppo đang đi lên bằng cách giới thiệu những chiếc điện thoại thông minh tiên tiến có thể cạnh tranh với các thương hiệu thống trị Samsung, Apple, LG và Huawei.

Sự xuất hiện của công nghệ di động 5G đã mang lại cả cơ hội mới cho ngành và tạo ra những thách thức mới cho khả năng hoạt động chung của các nhà sản xuất điện thoại thông minh.

Oppo đang cũng muốn được xem như là một công ty công nghệ tập trung vào R&D, sử dụng các nguồn lực toàn cầu để cung cấp nguồn lực cho sự phát triển của các thị trường mà Oppo đang hoạt động.

Trong ba năm tiếp theo, các thành viên cấp cao của Oppo đã tuyên bố trong sự kiện tại Kuala Lumpur rằng công ty đã đầu tư hơn 7 tỉ USD vào các sáng kiến nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tiếp tục tập trung vào phát triển các công nghệ như 5G, 6G, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo tăng cường (AR) và dữ liệu lớn (big data).

Đồng thời, Oppo cònxây dựng các công nghệ cốt lõi cho phần cứng và phần mềm cần thiết để giải quyết các khả năng vô hạn trong kỉ nguyên kết nối thông minh sắp tới.

Alen Wu, Phó Chủ tịch kiêm chủ tịch bán hàng toàn cầu của Oppo, nhận xét: "Oppo không chỉ là nhà sản xuất điện thoại thông minh. Trên thực tế, điện thoại thông minh chỉ là một công cụ để Oppo cung cấp danh mục dịch vụ công nghệ đa dạng.

Oppo sẽ tiếp tục cải thiện khả năng về phần cứng, phần mềm và dịch vụ cũng như mở rộng sự hiện diện của mình trong lĩnh vực IoT".

Một phần quan trọng trong chiến lược của Oppo là "Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương". 

Để thực thi chiến lược, Oppo sẽ gia tăng tính linh hoạt đối với hoạt động của Trung tâm APAC, củng cố khả năng hoạt động bằng một loạt các sáng kiến hỗ trợ như tuyển dụng tại địa phương, xây dựng kênh chính, dịch vụ khách hàng, tùy chỉnh sản phẩm, đồng thương hiệu và đồng tiếp thị.

Jimmy Yi, Chủ tịch của Oppo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nói: "Khát vọng của Oppo không chỉ là 'người dẫn đầu về thị phần', mà là trở thành thương hiệu hàng đầu toàn diện trên thị trường APAC".

Chi mạnh cho R&D, Oppo không muốn chỉ là công ty điện thoại thông minh ở châu Á-Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Jimmy Yi. Nguồn: Inquirer.

Ông khẳng định công ty đã phát triển vượt ra ngoài phạm vi điện thoại thông minh và nhắm mục tiêu mở rộng kinh doanh tiếp theo trong lĩnh vực IoT dành cho cá nhân và nhà ở, tạo nội dung kĩ thuật số và cung cấp dịch vụ internet di động cho nhiều dạng người dùng hơn.

Thông qua việc thành lập Trung tâm APAC, công ty chuẩn bị kết nối tất cả các thị trường và phát triển các chiến lược địa phương hóa hơn cho khu vực. Oppo cũng sẽ kết nối với các đối tác của chúng tôi để khám phá nhiều cơ hội hơn và tạo ra nhiều giá trị hơn. 

"Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng tôi cũng sẽ kết nối người dùng với các thiết bị thông minh hơn để mang lại trải nghiệm Kết nối Thông minh", ông giải thích.

Thách thức

Đối với các giám đốc tiếp thị, thách thức lớn nhất đối với Oppo sẽ là tăng thị phần thông qua các sản phẩm cao cấp hơn.

Charles Tan, Giám đốc tiếp thị khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Oppo, nói rằng công ty nắm trong tay hơn 20% thị phần trong khu vực và đang đứng vị trí số 1 hoặc 2 ở nhiều quốc gia (tính theo số lượng đơn vị bán ra chứ không phải giá trị của các thiết bị).

Ông nói rằng bây giờ Oppo phải cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu hàng đầu và thách thức lớn là làm thế nào để tăng thị phần vượt 20%.

Bằng cách tập trung vào các công nghệ đảm bảo khả năng kết nối các tiện ích và dịch vụ, ông Tan nhận định Oppo có thể đạt mục tiêu. Oppo sẽ đầu tư mạnh vào R&D trong 3 năm tới.

Việc tập trung vào 5G cũng dễ hiểu vì tất cả các công ty công nghệ đã và đang đi theo hướng này. Đây sẽ là một kỉ nguyên mà mọi thứ sẽ được hội tụ hoặc kết nối với nhau: Công nghệ, thiết bị, sản phẩm, nội dung và dịch vụ. 

Sự hội tụ sẽ mở ra kỉ nguyên sử dụng điện toán đám mây nhiều hơn và tại thời điểm đó chỉ cần có màn hình và bàn phím. người ta đã có thể làm được rất nhiều việc.

Tầm nhìn của Oppo rất rõ ràng. Oppo muốn định vị mình không chỉ là một công ty điện thoại thông minh mà còn là một thương hiệu công nghệ hàng đầu được người tiêu dùng yêu thích.

 Dựa trên định hướng chiến lược mà các thành viên Oppo đã trình bày trong sự kiện công nghệ cao ở Kuala Lumpur, công ty đang có vị thế tốt để nâng cao sức ảnh hưởng trong kỉ nguyên 5G sắp tới.


Lâm Thiên

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.