|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

'Chảy máu chất xám' gây khó cho kinh tế Đông Nam Á

14:40 | 06/06/2017
Chia sẻ
Người lao động với trình độ tay nghề cao đang tìm kiếm cơ hội làm việc ở bên ngoài Đông Nam Á, làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của khu vực.
chay mau chat xam gay kho cho kinh te dong nam a
"Chảy máu chất xám" sẽ đẩy nền kinh tế khu vực Đông Nam Á đi xuống. (Nguồn: Bloomberg)

Nyl Patangan, điều dưỡng viên tốt nghiệp đại học ở Philippines, đã rời quê hương để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Hiện tại, anh làm việc cho một bệnh viện ở Chicago (Mỹ), sau thời gian ngắn làm việc tại Dubai. Với công việc hiện tại, anh Patangan có thể hỗ trợ bố mẹ tại quê nhà và mua tặng mẹ mình một chiếc Toyota Vios.

Một cuộc nghiên cứu mới đây do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiến hành chỉ ra số lượng người có bằng đại học di cư sang các quốc gia giàu có thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để làm việc đang tăng 66% lên 2,8 triệu người trong một thập kỷ (tính đến năm 2011). Hơn một nửa trong số họ đến từ Philippines, với hàng trăm nghìn người làm việc tại những khu vực ở bên ngoài OECD, như Trung Đông.

Xu hướng này vẫn tiếp tục gia tăng, với số lượng người Philippines sang nước ngoài làm việc tăng 27% trong khoảng 2011 - 2015.

"Chảy máu chất xám", một thuật ngữ được hình thành vào những năm 1960 khi các nhà khoa học và giáo sư người Anh di cư sang Mỹ, nói về việc mất nguồn vốn con người. Các quốc gia mới nổi, nơi có mức lương chỉ bằng một phần nhỏ so với các quốc gia của OECD, rất dễ đánh mất những nhân tài dù họ đưa ra các hình thức chuyển khoản để hỗ trợ gia đình người lao động tại quê nhà. Ngân hàng Thế giới ước tính việc chuyển tiền đến các quốc gia đang phát triển lên đến 429 tỷ USD trong năm 2016, với Philippines chiếm gần 30 tỷ USD.

chay mau chat xam gay kho cho kinh te dong nam a

“Sự thiệt hại về vốn con người trong các lĩnh vực y tế, khoa học, kỹ thuật, quản lý và giáo dục có thể trở thành một vấn đề lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội”, các nhà nghiên cứu Jeanne Batalove, Andriy Shymonyak, và Guntur Sugiyarto của ADB trình bày trong một báo cáo hồi tháng 2.

Gần 10% công dân có học vấn cao của Philippines, Singapore và Việt Nam sống tại các quốc gia của OECD. Tỷ lệ này đối với các nước Lào và Campuchia là 15%.

Việc di cư diễn ra khi Đông Nam Á tiến hành thúc đẩy nền giáo dục trong những thập kỷ gần đây. Hơn 50% người dân Philippines, Malaysia và Singapore sống tại các quốc gia OECD có học vấn cao, so với mức mức trung bình 30%.

Người di cư đến từ các quốc gia Đông Nam Á cũng thường có nhiều học vấn và kinh hơn yêu cầu công việc họ làm. Khoảng 52% người lao động đến từ Thái Lan có thừa kỹ năng so với công việc của họ, và tỷ lệ này là hơn 40% đối với người di cứ đến từ Philippines, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam.

chay mau chat xam gay kho cho kinh te dong nam a

Bất chấp sự bùng nổ của nền kinh tế khu vực, với các nước Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng hơn 6%, người dân với học vấn cao vẫn muốn tìm cơ hội để ra nước ngoài học tập và làm việc.

“Dân di cư sẽ chọn các quốc gia có mức lương cao và điều kiện làm việc tốt hơn, triển vọng cho phát triển chuyên môn và học lên cao hơn, và cơ hội làm việc với những người có chuyên môn cao”, kết quả nghiên cứu chi ra.

Tại bệnh viện nơi Patangan làm việc, còn có các đồng nghiệp đến từ Campuchia, Lào và Thái Lan. Làm hai công việc cùng một lúc, Patangan hiện tại đã có được thẻ xanh tại Mỹ. Anh sẽ đến châu Âu để du dịch trong tháng này, sau đó về thăm gia đình ở phía Nam Philippines vào tháng 9 .

“Bạn sẽ phải làm việc rất chăm chỉ, nhưng bù lại, bạn kiếm được nhiều tiền”, Patangan nói.

Lyly Cao