Châu Âu đang tiến tới xóa bỏ động cơ đốt trong, tương lai nào cho các hãng xe hơi truyền thống?
Kế hoạch "tiêu diệt" động cơ đốt trong
Cuộc đấu tranh nhằm làm trong sạch bầu khí quyển ở châu Âu vừa trở nên nóng hơn bao giờ hết khi một quan chức cấp cao của Paris thông báo kế hoạch cấm tất cả các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030.
Theo đó, trong lộ trình đầu tiên, thủ đô của nước Pháp sẽ cấm lưu thông xe ô tô động cơ diesel vào năm 2024. Chiếm hơn 40% tổng doanh số trên thị trường, xe chạy diesel đã được chỉ ra như một nguyên nhân chính gây ô nhiễm và phát thải khí NOx.
Paris có tham vọng trở thành một thành phố không phát thải |
Đặc biệt sau bê bối ô nhiễm khí thải liên quan đến động cơ diesel gây ra bởi Volkswagen, cơ quan quản lý của nhiều quốc gia đã kiểm tra nghiêm ngặt hơn và nhận thấy rằng độ phát thải của những động cơ này cao hơn nhiều lần mức cho phép.
Pháp có mong muốn chấm dứt hoạt động của các động cơ đốt trong cùng lúc vào năm 2040. Đất nước của những chú gà trống Gô-loa không phải quốc gia phát triển duy nhất trên thế giới vạch ra những kế hoạch như vậy.
Hà Lan cũng có phương án cấm xe ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, trong khi Trung Quốc tuyên bố quốc gia này sẽ cấm những chiếc xe chạy xăng ‘trong một tương lai gần’.
Nhiều nước khác, bao gồm Na Uy, Anh, Ấn Độ, Slovenia và Đức cũng đã công bố các biện pháp tương tự. Tình thế này đẩy các nhà sản xuất xe hơi Đức phải suy nghĩ lại chiến lược phát triển của mình trong thập kỷ sắp tới.
Động thái của các hãng sản xuất ô tô
Đáp lại động thái đến từ chính quyền các thành phố, một số hãng sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ của Đức sẽ ngừng phát triển các loại động cơ đốt trong mới từ năm 2023 để tập trung sức lực vào xe điện và công nghệ tự lái.
Kể từ sau vụ bê bối Dieselgate cách đây 2 năm của Volkswagen, các hãng này luôn luôn gặp áp lực phải làm trong sạch các động cơ diesel của mình.
Hồi tháng 8 vừa rồi, giới quản lý ô tô và các chính trị gia tại Đức đã đồng ý cải tổ phần mềm động cơ trên 5,3 triệu chiếc xe chạy diesel để giảm ô nhiễm. Tuy nhiên, có vẻ như động thái trên vẫn chưa thể làm vừa lòng các chuyên gia môi trường. Bằng chứng là họ vẫn tiếp tục các hành động pháp lý để vận động một lệnh cấm dài hạn dành cho các phương tiện phát thải ô nhiễm.
Các vấn đề gây tranh cãi
Thông báo mới từ Paris và giới chức châu Âu được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ ô tô sử dụng động cơ đốt trong sang xe plug-in hybrid và sau đó là xe điện.
Vấn đề này hiện vẫn gây tranh cãi bởi việc can thiệp sâu vào thị trường có thể gây ra những hậu quả không mong đợi. Tự câu chuyện về dầu diesel đã cho thấy rằng, động cơ diesel được thúc đẩy trong nhiều thập kỷ ở châu Âu như một phương án thay thế sạch hơn cho động cơ xăng nhờ lượng phát thải thấp hơn theo công bố.
Trong một thời gian dài, thế giới tin rằng những chiếc xe động cơ diesel bảo vệ môi trường tốt hơn xe chạy xăng. |
Tuy nhiên, khi tính toán lại, dường như xe chạy xăng gây ít ô nhiễm hơn so với xe chạy dầu. Chính vì vậy, các chính sách ưu đãi hiện tại cho dòng xe chạy dầu cần dừng lại vào đảo ngược thông qua hệ thống thuế và các biện pháp tương tự.
Thay vào đó, những chiếc xe điện cỡ nhỏ như Nissan Leaf hay BMW i3 nên được hỗ trợ bằng các khoản trợ cấp mới.
Xe plug-in hybrid và xe chạy điện hoàn toàn không hẳn là sạch hơn so với những chiếc xe chạy xăng dầu nếu chỉ tính toán đến lượng CO2 phát thải. Tuy nhiên, sử dụng những loại xe này giúp loại bỏ khí NOx và các tác nhân ô nhiễm khác đã giết chết hàng nghìn người sống ở trung tâm thành phố mỗi năm. Theo số liệu thống kê, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nên tử vong cao thứ ba tại Pháp.
Phương tiện công cộng được xem là một giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề ô nhiễm. |
Do đó, việc đẩy mạnh lệnh cấm tại các thành phố lớn sẽ định hình lại đường hướng phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp xe hơi trong thập kỷ sắp tới. Và có lẽ, Tesla và ông chủ Elon Musk của hãng mới chính là những người vui nhất khi nghe ngóng được thông tin này.
Tất nhiên, việc cấm sử dụng xe chạy nhiên liệu hóa thạch và thay thế chúng bằng xe điện sẽ không thể giúp giải quyết hoàn toàn vấn đề nóng lên toàn cầu. Cho nên, chính quyền Paris đã có một kế hoạch lớn hơn để thúc đẩy giao thông công cộng và biến Paris trở thành một thành phố không phát thải CO2 vào năm 2050.
Doanh số hơn 15.000 chiếc, Toyota Vios dẫn đầu danh sách xe bán chạy nhất 9 tháng đầu năm
Mẫu sedan hạng B của Toyota vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt và hiện đang "đè bẹp" Honda City với doanh số gần gấp ... |
Toyota bắt tay Mazda và Denso, thành lập liên minh phát triển xe điện
Bước đi khá muộn màng của 2 thương hiệu Nhật Bản trong việc "chạy đua" trên thị trường xe điện đầy tiềm năng. |