|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Châu Á cần làm gì để giữ chân giới siêu giàu và ngăn dòng vốn chảy sang phương Tây?

16:34 | 16/09/2019
Chia sẻ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thương mại tự do suy giảm ở nhiều nơi trên thế giới, châu Á đang nắm trong tay cơ hội lịch sử để thoát khỏi vai trò truyền thống là nhà xuất khẩu vốn sang phương Tây và thay vào đó, đảo hướng dòng tiền để cải thiện nền kinh tế và ngành tài chính châu lục.

Bloomberg dẫn số liệu từ một số ước tính cho thấy, khối tài sản của châu Á ở mức 110 nghìn tỉ USD, nhiều hơn Bắc Mỹ, châu Âu và đang tiếp tục tăng nhanh. Nhật Bản và Trung Quốc luôn nằm trong top đầu các nước thu hút vốn đầu tư tại Mỹ, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn và dài hạn, trong năm 2017 với giá trị lần lượt đạt 2 nghìn tỉ và 1,5 nghìn tỉ USD, theo khảo sát của Bộ Tài chính Mỹ.   

Tuy nhiên, châu Á lại có thành tích kém trong việc bảo vệ nguồn tài sản của mình do mắc kẹt dòng tiền ở nước ngoài khi chu xoay vòng. Trong những năm 1990, các nhà đầu tư Nhật Bản phải chịu những tổn thất đáng kể về tài sản. 

Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, hàng loạt các quỹ tài sản và các cá nhân có tài sản ròng cao ở châu Á đã phá sản do đầu tư vào cổ phiếu kinh tế mới, bất động sản và chứng khoán có thế chấp.

1000x-1 (2)

Châu Á đã nhiều lần đánh mất nguồn vốn đầu tư quí giá của giới siêu giàu vào tay của Mỹ và khối EU. - Ảnh: Bloomberg.

Vì sao giới tinh hoa châu Á thất bại?

Mong muốn đầu tư ra nước ngoài của giới đầu tư châu Á cũng phản ánh mối lo ngại về rủi ro chính trị và trình độ quản lí của các chính phủ địa phương. Tuy nhiên, rời khỏi quốc gia quen thuộc lại tiềm ẩn những rủi ro khác.

Sự khác biệt về khoảng cách, ngôn ngữ và văn hóa có thể khiến giới đầu tư châu Á gặp bất lợi khi khai thác và xử lí thông tin. Do đó, các nhà đầu tư thường phụ thuộc quá nhiều vào phía trung gian vốn có lợi ích và mục tiêu không phù hợp với họ.

Các chuyên gia lại cho rằng thất bại chính của một số tài phiệt châu Á là sự thiên vị dành cho một loại tài sản nhất định. 

Trước khi thương vụ mua lại Trung tâm Rockefeller và sân golf Pebble Beach vào những năm 1980 của giới tinh hoa Nhật Bản trở thành thảm họa, các nhà đầu tư châu Á rất ưa chuộng các tòa nhà văn phòng ở New York và London. Những căn hộ penthouse tại các thành phố lớn trên thế giới nhanh chóng bị giành giật, đặc biệt bởi giới đầu cơ Trung Quốc.

Thiếu mạng lưới thông tin chặt chẽ và quen thuộc trong nước, giới đầu tư châu Á đặc biệt dễ bị các nhà quản tài sản tên tuổi hoặc các doanh nghiệp tín dụng nổi tiếng thuyết phục. Điều này hạn chế các lựa chọn của họ vì những quỹ tốt nhất thường không được giới thiệu cho "người mới đến". Thành công vang dội trong quá khứ của một vài nhà cố vấn tài chính khó có khả năng lặp lại. 

Sự thiếu hụt về chuyên môn tất yếu dẫn đến lựa chọn không khôn ngoan. Trong năm 2008, các ngân hàng và nhà đầu tư châu Á đã chịu nhiều thiệt hại khi mua các sản phẩm tài chính có cấu trúc hay chứng khoán loại nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO). 

Nhóm ngân hàng và cá nhân có tài sản ròng cao của Nhật Bản đã mua lại tới 75% các khoản nợ AAA nghĩa vụ cho vay thế chấp và có lẽ là 1/3 CLO - loại chứng khoán khá tương đồng với CDO.

Khi triển khai các khoản đầu tư, các nhà tài phiệt cần phải vay USD và euro tại các thị trường bán buôn. Thất bại có thể tạo ra khó khăn trong việc vay vốn hoặc xin tài trợ. Trong năm 2008, doanh số thấp và thiếu giao dịch thanh khoản khiến giá giảm sâu.

Vậy tại sao giới đầu tư châu Á lại nhìn ra nước ngoài? Khối tài sản tiết kiệm của châu Á và quy mô của thị trường vốn trong nước, được đánh dấu bằng lợi nhuận thấp, một loạt các sản phẩm đầu tư nhỏ hơn và chuyên môn địa phương hạn chế. 

Sự cạnh tranh trong khu vực giữa Singapore, Hong Kong, Thượng Hải, Mumbai và Tokyo cũng như tâm lí thiên vị cho ngành công nghiệp thực sự đang cản trở dịch vụ tài chính phát triển.

Châu Á cũng thiếu các ngân hàng châu lục chất lượng như JP Morgan, Goldman Sachs hoặc các nhà quản tài sản như BlackRock hay Pacific Investment Management. Hầu hết các tổ chức tài chính đều chỉ tập trung trong nước. 

Năm 2018, tài sản thuộc quyền quản tại các quỹ phòng hộ châu Á đã giảm 10% xuống chỉ còn hơn 100 tỉ USD, tương đương 3% tổng số toàn cầu. Quản tài sản tư nhân đến nay vẫn là dịch vụ độc quyền của các công ty phương Tây.

Châu Á nên làm gì?

Tải sản tiết kiệm cao của châu Á là sự bất thường trong những năm gần đây do thu nhập tăng, văn hóa tiết kiệm và mạng lưới an sinh xã hội ở mức tối thiểu. Các chính phủ cần phải thay đổi với quyết tâm cao hơn để giữ nguồn tài sản tiết kiệm tại địa phương. Thời điểm này có thể là lí tưởng khi thế giới đang có xu hướng thiên về lợi ích quốc gia và mô hình tự cung tự cấp.

Marina-Bay-Financial-Centre-Central-Business-District-The-Straits-Times

Singapore là một trong những trung tâm tài chính lớn tại châu Á nhưng vẫn chưa có được doanh nghiệp quy mô toàn châu lục - Ảnh: Bloomberg.

Bước đầu tiên là đẩy nhanh sự phát triển của thị trường vốn để tăng quy mô, chiều sâu, thanh khoản và lựa chọn đầu tư. Sửa đổi các quy tắc niêm yết và phát hành, dung hòa giữa quy định và văn hóa truyền thống châu Á, phá bỏ các tập đoàn gia đình trị, tư nhân hóa một phần hoặc toàn bộ các công ty nhà nước sẽ cải thiện độ sâu thị trường. 

Thay đổi quy tắc và ưu đãi thuế cũng sẽ khuyến khích các quỹ hưu trí địa phương hoặc công ty bảo hiểm áp dụng những chiến lược đầu tư  thực tiễn, ổn định, lâu dài.

Thứ hai, việc tạo ra các tổ chức tài chính đẳng cấp thế giới và các nhà quản tài sản chuyên nghiệp cần phải được ưu tiên. Để thu hút những người giỏi nhất và thông minh nhất, danh mục nghề nghiệp hạn chế và mức lương không xứng đáng với trình độ quốc tế cần phải được giải quyết. 

Hệ thống đào tạo và kiểm định năng tài chính do chính phủ tài trợ nên được cải thiện. Một hệ thống công nhận trình độ toàn cầu sẽ tăng khả năng thu hút lao động.

Cuối cùng, giữ lại vốn trong châu lục đòi hỏi các chính phủ cải thiện được niềm tin của giới đầu tư vào tính an toàn và ổn định của thị trường. Một số giải pháp chính bao gồm tạo ra các thể chế độc lập không có sự can thiệp chính trị, củng cố luật pháp và các quy định minh bạch và nhất quán. 

Bất chấp các cuộc biểu tình gần đây, Hong Kong là một ví dụ điển hình cho những nỗ lực mở rộng thị trường vốn và giữ chân giới đầu tư bản địa

Nếu không thay đổi kịp thời, chu đầu tư vốn sang nước ngoài quá lớn và tình trạng mất tài sản của giới tinh hoa châu Á có thể sẽ lặp lại trong kì suy thoái tiếp theo.

Thu Phương