|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Chanel mua lại công ty thuộc da Colomer Tây Ban Nha

14:10 | 08/09/2018
Chia sẻ
Thương hiệu sang trọng Chanel Pháp đã hoàn thành việc mua lại công ty da Colomer Tây Ban Nha. Tập đoàn Pháp sở hữu 100% công ty có trụ sở tại Barcelona.
 

Kết quả là, chủ tịch kinh doanh thời trang Chanel Bruno Pavlosky đang đảm nhận vai trò là người đứng đầu Ban giám đốc của Tập đoàn da thuộc Colomer.

Việc mua lại là những nỗ lực của Chanel nhằm kiểm soát tốt hơn chuỗi cung ứng để bảo vệ vị thế như một thương hiệu cao cấp hàng đầu. Điều này sẽ bao gồm việc mua xưởng thuộc da cừu Pháp Bodin Joyeux và Mégisserie Richard.

Trong tháng 6/2018, Chanel đã công bố kết quả tài chính lần đầu tiên trong hơn 100 năm. Báo cáo doanh thu năm 2017 đạt 9,62 tỉ USD, tăng 11% so với năm trước. Theo con số mới nhất, doanh thu của tập đoàn Colomer năm 2017 đạt 38,5 triệu euro, giảm 5% so với năm trước, trong nước chiếm 31% thị phần và EU chiếm 64% thị phần.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.