|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chăn nuôi dưới áp lực của CPTPP

09:00 | 24/01/2019
Chia sẻ
CPTPP chính thức có hiệu lực từ 14/1, được coi là tín hiệu đáng mừng đối nhiều ngành hàng trong đó có dệt may, thủy sản nhưng đồng cũng là “tiếng chuông báo thức” đối với ngành chăn nuôi đã đến lúc phải thay đổi.

Chăn nuôi chịu lực lớn từ CPTPP

Theo đánh giá của Vụ Chính sách thương mại đa biên đối với sản phẩm thịt heo, thịt gà, sức cạnh tranh của Việt Nam so với một số nước trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) còn rất yếu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguễn Xuân Cường nhận định: “Năm nay, CPTPP chính thức có hiệu lực và cũng là thời điểm nông nghiệp Việt Nam đối diện với rủi ro tổn thương rất lớn. Điển hình là ngành chăn nuôi khi các nước thành viên CPTPP như Chile, Canada, Australia, New Zealand được đánh giá là tiên tiến, hàng đầu thế giới”.

Bộ trưởng nhấn mạnh nếu không nâng cao bảo vệ thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu rộng tình hình sẽ rất gay go chứ không hề thuận lợi như năm 2018.

Theo dữ liệu từ World’s Top Exports, tổng kim ngạch xuất khẩu heo toàn cầu năm 2017 đạt 30,2 tỉ USD. Trong đó, tới 90% kim ngạch nằm ở 15 nước xuất khẩu lớn như Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan... Đáng chú ý, có ba nước thành viên CPTPP là Canada, Mexico, Chile cũng góp mặt trong danh sách này.

chan nuoi duoi ap luc cua cptpp
Nguồn: World’s Top Exports

Đối với sản phẩm thịt bò, kim ngạch xuất khẩu trên toàn thế giới năm 2017 đạt 44,4 tỉ USD, trong đó có ba nước thành viên CPTPP góp mặt trong top 10 là Canada, Mexico và Newzeland.

chan nuoi duoi ap luc cua cptpp
Nguồn: World’s Top Exports

Từ góc độ là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp về chuồng trại cho các trang trại chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc NS BlueScope Lysaght, đánh giá: “Những năm gần đây, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu heo từ Tây Ban Nha và Phần Lan. Rõ ràng các nước Canada, Mexico, Chile có cơ hội lớn khi thị trường mở cửa. Việt Nam khó tránh khỏi rủi ro cạnh tranh với các nước có ngành chăn nuôi công nghệ cao này”.

“Hiện nay, với thói quen thích ăn “thịt ấm” (thịt không qua chế biến đông lạnh - PV) thì ngành chăn nuôi có thể tạm ổn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, về lâu dài, người tiêu dùng quen với việc sử dụng các sản phẩm thịt đông lạnh thì nguy cơ cạnh tranh càng cao hơn nữa”, ông Trí nhấn mạnh.

chan nuoi duoi ap luc cua cptpp Thịt mát - xu thế mới của tiêu dùng

Ông Bùi Hải Nguyên chuyên viên Cục Chăn nuôi cho hay: "Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của chúng ta tăng rất nhanh. Trung bình mỗi năm lượng nhập khẩu thịt bò đông lạnh tăng 30 - 40%/năm. Điều này cho thấy áp lực cạnh tranh khi chúng ta tham gia vào sân chơi quốc tế với sự tham gia của các ông lớn như Australia, New Zealand".

Nếu xét về yếu tố giá, thịt nhập khẩu không còn đắt đỏ như trước. "Có những thời điểm cánh gà chỉ 1 USD/kg. Trước đây, giá thịt bò Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam cao gấp 3 - 4 lần so với giá bên phía nước bạn. Tuy nhiên đến nay, có thời điểm giá ở Việt Nam bằng với ở Mỹ. Thị bò Australia ở thị trường Việt Nam có lúc chỉ 140.000 - 160.000 đồng/kg", ông Nguyên thông tin

Năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi kém do đâu?

Ông Trí cho rằng Việt Nam có năng lực sản xuất và tiêu thụ nhưng khả năng cạnh tranh không cao.

Nguyên nhân là năng suất ngành chăn nuôi chưa cao, trong khi tỉ trọng chi phí nguyên liệu đầu vào lớn, chiếm tới 60 - 65% tổng chi phí. Trong đó, có tới 80 - 90% nguyên liệu Việt Nam đều phải nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nguồn giống chưa cho năng suất cao và Việt Nam chưa có hệ thống quản lí trang trại tối ưu mang lại hiệu suất cao cho trang trại.

Xét về gốc độ chất lượng ông Trí đặt ra câu hỏi lớn: “Con heo, con bò của chúng ta có thể xuất khẩu sang các nước phát triển hay không?

Chúng ta nói đến truy suất nguồn gốc, thức ăn sạch nhưng năng lực nội tại của chúng ta chưa đáp ứng được điều đó. Cả nước có hơn 400 triệu gia súc gia cầm nhưng phần nhiều đến từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ”.

Đã đến lúc chăn nuôi cần thay đổi

Điều may mắn đối với ngành chăn nuôi Việt Nam khi CPTPP đi vào hiệu lực là hiệp định này không có sự góp mặt của Mỹ, một trong những cường quốc trong ngành chăn nuôi nên sức ép cạnh tranh giảm đi đáng kể.

Thêm vào đó, theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, đối với sản phẩm thịt heo và thịt gà, Việt Nam đã bảo lưu được lộ trình thực hiện tương đối dài (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm).

Đây là lộ trình dài hơn nhiều so với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong ASEAN vốn cũng rất cạnh tranh trong việc sản xuất một số loại thịt.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày một sâu rộng với những sân chơi lớn như hiện nay, thay đổi là điều kiện thiết yếu mà Việt Nam cần thực hiện.

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị định theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thí điểm một số mô hình sản xuất tiên tiến, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam đã quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với các công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến trên thế giới điển hình là nhà máy chế biến thịt mát Massan, nhà máy chiến biến thịt Biển Đông.

Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô tập trung cũng đang diễn ra mạnh mẽ.

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, ước tính trong năm 2018 sản lượng thịt heo hơi đạt trên 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017. Tại một số địa phương như Đồng Nai, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam… sau khi phục hồi kể từ đợt khủng hoảng năm 2017, quy mô chăn nuôi heo đã dịch chuyển dần sang hướng tập trung công nghiệp.

Điển hình, tại Đồng Nai, số lượng heo nuôi theo mô hình trang trại chiếm tới 94%. Số lượng trang trại ở Thái Nguyên năm 2018 tăng 10% lên 789 trang trại.

Chuyên viên Bùi Hải Nguyên cho biết ở một số xã, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không thể cạnh tranh với các hộ chăn nuôi lớn. Có xã, số hộ bỏ chuồng lên tới 50%.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng để mô hình chăn nuôi tập trung lan rộng hơn nữa, vai trò của hợp tác xã và doanh nghiệp rất quan trọng, bởi đây là "cầu nối" dẫn dắt các hộ nhỏ lẻ vào chuỗi chăn nuôi công nghiệp.

Xem thêm

Đức Quỳnh

[LIVE] ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.