Câu chuyện ngành gạo Philippines: Chính phủ xác nhận kiểm soát chặt chẽ hơn bất chấp cam kết cấm nhập khẩu của tổng thống
Đây là tiến triển mới nhất trong một chuỗi dài các tuyên bố và chính sách khó hiểu và dường như mâu thuẫn của chính phủ Philippines.
Ông Duterte ban đầu đã kí luật thuế quan gạo và loại các hạn chết nhập khẩu vào đầu tháng 2 năm nay trong nỗ lực giảm tình trạng thiếu gạo và tăng giá nghiêm trọng của Philippines.
Điều này xuất phát từ một loạt các nỗ lực không thành công để khắc phục tình trạng này, gồm giới thiệu các qui tắc ghi nhãn và định giá gạo, bán đấu giá cung cấp gạo, và phủ nhận bất kì sự thiếu hụt nào trong nước.
Một lượng gạo khổng lồ được đưa vào quốc gia Đông Nam Á sau khi đạo luật được thông qua, làm giảm bớt tình trạng bấp bênh trên thị trường.
Tuy nhiên, 9 tháng sau, Duterte tuyên bố trong một cuộc họp báo hồi đầu tháng 12 rằng ông đã ra lệnh cho Bộ trưởng Nông nghiệp William Dar đình chỉ tất cả hoạt động thu mua gạo từ nước ngoài để giúp nông dân địa phương chịu thiệt hại từ nhập khẩu gạo, và kêu gọi chính phủ mua gạo địa phương với giá tại trang trại.
Điều này gần như ngay lập tức dẫn đến tình trạng nhầm lẫn, bắt đầu với việc DA tuyên bố rằng nhập khẩu gạo không thể dừng lại mà không sửa đổi luật thuế quan gạo.
"Luật là luật. Nếu cần phải sửa đổi, nó phải được xem xét bởi cả hai viện của Quốc hội", người phát ngôn của DA và Trợ lý Bộ trưởng Truyền thông và Truyền thông Noel Reyes, cho biết.
"Chúng tôi sẽ chờ đợi một chỉ thị chính thức từ chính phủ".
Ông nói thêm chưa đầy một năm kể từ khi luật thuế quan được thực thi, và mô tả nó như là một 'đứa bé không biết đi', vì vậy còn quá sớm để nói về việc bãi bỏ đạo luật này.
Hôm sau, sau cuộc họp với Tổng thống Duterte, ông Dar đã trả lời bằng cách đăng lên trang Facebook của mình rằng các biện pháp nghiêm ngặt sẽ được áp dụng đối với nhập khẩu gạo, nhưng không đề cập đến những bình luận trước đây của ông Duterte về việc tạm dừng hoạt động này.
"Tất cả nhà nhập khẩu gạo sẽ phải tuân thủ những hướng dẫn theo yêu cầu trong việc đảm bảo Giấy chứng nhận vệ sinh và kiểm dịch thực vật hay SPSIC," Dar nói.
"Chúng tôi đang tuân thủ mục đích và chỉ thị của Tổng thống Rodrigo Duterte để giảm giá gạo xuống mức phải chăng, và cung cấp cho nông dân trồng lúa những hỗ trợ rất cần thiết để giúp họ làm việc hiệu quả và tiết kiệm chi phí để họ có thể cạnh tranh với các đối tác trong ASEAN và các nước châu Á khác".
Sau gần một tuần trong tình trạng mâu thuẫn, ông Duterte cuối cùng đã làm sáng tỏ tình hình bằng cách tuyên bố rằng mình đã bị 'hiểu lầm'.
"Chúng tôi phải nhập khẩu vì nhà sản xuất không thể đáp ứng yêu cầu. Chúng tôi thiếu nguồn cung", ông nói trong một bài phát biểu.
Trang foodnavigator-asia kết luận: Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo, với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn.
Hỗ trợ người trồng lúa
Việc thực hiện các biện pháp này cũng như kiểm tra trước tại nơi xuất xứ gạo nhập khẩu sẽ được DA thực hiện thông qua Cục Công nghiệp Thực vật Philippines (DA-BPI).
"Điều này nhằm đảm bảo gạo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, cũng như bảo vệ nông dân khỏi sự xuất hiện và lây lan của sâu bệnh hại cho cây trồng", DA cho hay thông qua một tuyên bố chính thức.
Trong cuộc họp này, DA cũng cho biết ông Duterte đã ra lệnh cho Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) mua thêm lúa từ nông dân địa phương để tăng lượng gạo dự trữ khẩn cấp từ 15 đến 30 ngày.
Theo Cơ quan Hải quan và Thương mại Châu Á , BPI đã ra mắt trang web hồi đầu năm nay nhằm mục đích tăng các ứng dụng điện tử cho chứng nhận kiểm dịch thực vật tại quốc gia Đông Nam Á, ngược với các phiên bản giấy.