|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cắt giảm điều kiện kinh doanh ở Bộ Công Thương: Sẽ không dừng lại ở con số 675

11:10 | 18/10/2017
Chia sẻ
Bộ Công Thương vừa công bố cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, đây là con số lớn chưa từng có trong lịch sử ngành. Tuy nhiên, con số này sẽ không chỉ dừng lại ở đó.

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Kiên quyết loại bỏ các điều kiện kinh doanh “trói” doanh nghiệp” diễn ra sáng nay (18/10) do báo Lao Động tổ chức, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công Thương cho biết, hiện tại Bộ Công Thương đang dự kiến có khoảng 55,5% (tương đương 675 điều kiện kinh doanh) trên tổng số các điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công thương đã được đề xuất cắt giảm.

Bộ Công Thương sẽ đơn giản hóa trong 16 ngành, nghề thuộc Phụ lục IV Luật Đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương bao gồm: xăng dầu; khí; tiền chất thuốc nổ; hóa chất; rượu; thuốc lá; thực phẩm; điện; nhượng quyền thương mại; logistic; tiền chất công nghiệp; sở giao dịch hàng hóa; giám định thương mại; đa cấp; thương mại điện tử; vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy).

cat giam dieu kien kinh doanh o bo cong thuong se khong dung lai o con so 675
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công Thương (Ảnh: báo Lao Động)

Tuy nhiên có số 55% có lẽ sẽ không chỉ dừng lại ở đó, ông Tân cho biết quan điểm Bộ Trưởng Bộ Công Thương “Việc rà soát, xây dựng, thực hiện phương án cắt giảm, đơn giản hóa vừa qua là bước đầu tiên trong tiến trình chung của Bộ về cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế của đất nước.”

Nghĩa là công tác rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thêm các điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính là công tác thường xuyên, liên tục và cũng cần được tiến hành theo lộ trình từng bước vững chắc, đảm bảo khả thi, đồng bộ, thống nhất.

Vụ trưởng vụ Pháp chế - Bộ Công Thương cho biết, việc tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, không có mục tiêu quản lý nhà nước, tạo gánh nặng lên cộng đồng doanh nghiệp chắc chắn sẽ được tiếp tục triển khai, thực hiện.

Về ý kiến con số cắt giảm có thể lên đến 70 – 80% không, ông Tân cũng cho biết: cắt giảm 70 – 80% chỉ là con số ước lượng, thậm chí có thể lên tới 90% có thể hơn thể kém. Bộ sẽ phải xem xét từng điều kiện cụ thể, và công tác thanh tra doanh nghiệp sẽ chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Công tác rà soát, triển khai cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh phải đảm bảo những nguyên tắc lớn phải kiên quyết thực hiện.

Đối với trường hợp trùng lặp trong các điều kiện đầu tư, kinh doanh, bộ Công Thương đã rà soát và phát hiện có 18 điều kiện kinh doanh cụ thể liên quan thuộc Phụ lục.

Kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương có sự trùng lặp. Theo đó, điều kiện kinh doanh đã bị gạch bỏ vẫn tồn tại ở các dòng ngay trước hoặc sau dòng đã gạch bỏ. Bộ Công Thương khẳng định các điều kiện này đã được đề xuất bãi bỏ và sẽ được bãi bỏ tại văn bản quy phạm pháp luật đang được triển khai xây dựng.

cat giam dieu kien kinh doanh o bo cong thuong se khong dung lai o con so 675
Ông Phan Đức Hiếu Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) (ảnh: Báo Lao Động)

Đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, ông Phan Đức Hiếu Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) cho biết, quan điểm loại bỏ điều kiện kinh doanh trói doanh nghiệp, chính là thay đổi phương thức quản lý nhà nước. Hiện nay nước ta có hơn 500.000 doanh nghiệp, nhưng sắp tới có thể là 2 triệu, 3 triệu, như vậy việc kiểm soát 100, cả tiền kiểm và hậu kiểm, là điều không thể.

Chính vì thế, phương pháp quản lý rủi ro tính đến 2 yếu tố: Một là hiệu lực (quy định của cơ quan quản lý đặt ra phải đảm bảo được thực thi), thứ hai là tính hiệu quả (chi phí bỏ ra phải phù hợp với lợi ích mà xã hội mang lại). Các bộ, ngành buộc phải phân loại được loại doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ, kèm theo đó là các nguy cơ gây rủi ro thấp hay cao.

Một điều quan trọng nữa là từ trước đến nay, chúng ta đang quên vai trò của người tiêu dùng, của xã hội trong việc tham gia giám sát. Nhà nước không phải là người duy nhất giám sát, mà cần thúc đẩy sự tham gia giám sát của xã hội. Đây là điều rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro. Chúng ta nên chuyển hẳn cách quản lý từ việc trói doanh nghiệp, chuyển sang việc tạo ra môi trường linh hoạt, tạo điều cho doanh nghiệp.

cat giam dieu kien kinh doanh o bo cong thuong se khong dung lai o con so 675 Cắt 675 điều kiện kinh doanh: Bộ Công Thương liệu có 'làm số'?

Bộ trưởng Công Thương tuyên bố sẽ cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung cắt giảm tích cực, ...

Bạch Mộc

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.